THẬP LỤC NƯƠNG - 5
Cập nhật lúc: 2024-09-09 13:43:13
Lượt xem: 4,600
Việc đầu tiên nhị công tử làm sau khi trở về là mời đại phu nổi tiếng nhất Thượng Kinh đến, xem mạch cho phu nhân và đại công tử, rồi đích thân đi mua nhân sâm về hầm canh.
Nhị công tử trở về, tất nhiên cần người hầu hạ, Thôi Cửu được điều đến viện của hắn. Còn việc quét dọn, Ngô thúc nói, mỗi viện tự dọn dẹp, còn tiền sảnh và hành lang thì giao cho ta.
Đây là lần đầu tiên ta có cơ hội rời khỏi căn bếp nhỏ, để đi xem những nơi khác.
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Phủ đệ nhà họ Vi được xây dựng rất đẹp, tao nhã và thâm trầm. Nghe nói, năm xưa Thái tử quý mến đại công tử, đã đặc biệt mời người nổi tiếng đến tu sửa nơi này.
Nhưng ta cũng chỉ có thể nhìn qua loa mà thôi.
Việc của ta vốn đã nhiều, nay lại thêm việc quét dọn, gần như không có lúc nào rảnh rỗi. Hành lang vắng vẻ, chỉ cần quét lá rụng, may mắn là lúc này chưa đến mùa thu, ta chỉ cần quét sáng và chiều là đủ.
***
Một đêm nọ, sau khi dọn dẹp bếp xong, ta đặt bát đũa lên giá cho ráo nước, như thường lệ cầm chổi ra quét tiền sảnh. Khi bước đến hành lang, ta bỗng nghe thấy từ xa vọng lại một tiếng sáo, trôi theo ánh trăng, mang theo cảm giác lạnh lẽo, cô tịch không thể tả.
Nhìn về phía bắc từ hành lang là viện của phu nhân, nếu có gió thổi qua, có thể thấy cành hoa khẽ đung đưa. Nhìn về phía nam là viện của đại công tử, ẩn hiện sau rặng trúc xanh. Xa hơn về phía nam là nơi nhị công tử ở, nhưng chỉ có thể thấy một góc gạch xanh mà thôi.
Tiếng sáo phát ra từ phía nam, không biết là đại công tử hay nhị công tử đang thổi. Ta nghe đến say mê, vô thức ôm chổi dựa vào hành lang, đến nỗi không nhớ mình đã về phòng như thế nào, chỉ nhớ trong mộng còn văng vẳng giai điệu nào đó không rõ tên.
Sau đó, mỗi lần ta ra quét sân, tiếng sáo ấy chẳng còn vang lên nữa, như thể ngọn đèn lay động trong gió đêm đó chỉ là một giấc mơ thoáng qua.
Năm ngày sau khi nhị công tử trở về, phu nhân đến tìm ta.
Bà đứng trước bếp, nấu một bát chè đậu xanh giải nhiệt. Bà còn giã nhỏ hoa quế khô từ năm trước, có vẻ như định làm bánh hoa quế.
Đây là lần đầu tiên phu nhân bước vào bếp, mà không mang theo Châu Nhi tỷ tỷ.
Bà không nói gì, ta cũng không dám bắt chuyện, chỉ dám lặng lẽ rút vài khúc củi cháy quá mạnh, điều chỉnh lửa cho dịu đi. Khi ta ngẩng đầu lên, thấy phu nhân đã rơi lệ.
Nước mắt chảy lặng lẽ trên khuôn mặt bà, nhưng thân thể bà không chút lay động, toàn thân căng cứng, ta không biết lòng bà đau đớn đến mức nào.
Ngày đầu tiên ta đến Vi gia, ta đã được đưa đến viện của phu nhân để diện kiến. Khi đó, bà mang vẻ trang nghiêm, hiền thục. Vậy mà chỉ sau mười mấy ngày, tóc bà đã điểm bạc, cả người gầy đi trông thấy.
Ta biết, phu nhân đến đây là để nấu món gì đó cho nhị công tử ăn.
Thôi Cửu nói với ta rằng phu nhân đã đuổi nhị công tử trở lại thư viện để học tiếp, ngày mai là ngày đi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/thap-luc-nuong/5.html.]
Với tình cảnh của Vi gia hiện tại, nhị công tử trở về cũng không giúp được gì. Nếu Vi gia muốn vực dậy, nhất định phải có người tiến thân trong triều đình, nhị công tử vẫn phải đi con đường làm quan.
Chè đậu xanh và bánh hoa quế, hẳn là những món nhị công tử thích ăn khi còn nhỏ.
Ta lấy ra chiếc khăn tay từ trong n.g.ự.c áo, gấp gọn rồi đặt vào nơi tay phu nhân có thể dễ dàng với tới, sau đó quay người, nhẹ nhàng đóng cửa, tựa vào tường, ngồi co gối lại.
Nhìn phu nhân như vậy, ta chợt nhớ đến mẹ mình.
Trước đây, khi mẹ còn sống, mẹ cũng thường nấu cho ta bát mì sợi.
Về sau, khi mẹ yếu đi, mẹ đã dạy ta cách nấu ăn, để ta có thể tự kiếm sống dưới tay mẹ kế. Giờ ta lại dựa vào tay nghề này để sinh tồn ở Vi gia.
Dù Vi gia có suy sụp, ít nhất họ vẫn có một mái nhà.
Còn ta, thì không còn nhà nữa.
Phu nhân ở bên trong khóc, còn ta ngồi ngẩn ngơ bên ngoài.
Ánh chiều tà nhuốm đỏ như máu, khi thời gian trôi qua hết một tuần trà, ta đứng dậy, phủi sạch bụi trên áo, ghé tai nghe ngóng động tĩnh bên trong rồi đẩy cửa bước vào.
Phu nhân đã chỉnh đốn xong xuôi, đang sắp xếp lại bát đũa, chỉ là khóe mắt còn vương chút đỏ. Ta tiến tới, hỏi có việc gì cần giúp đỡ không.
Phu nhân bảo ta lấy cho bà một bát nước.
Sau đó, phu nhân hỏi ta tại sao khi đó lại quyết định ở lại.
Trong phủ, những người ở lại cuối cùng, chỉ có mình ta là bà không quen biết.
Ta thật thà đáp, ngoài Vi gia, ta không có nơi nào khác để đi.
Phu nhân thở dài, nói: "Vi gia bây giờ, cũng chẳng phải nơi tốt đẹp gì."
Trước đây Thôi Cửu cũng từng nói như vậy.
Nhưng với ta, ở đâu chẳng phải làm việc? Ở Vi gia, khi trời mưa vẫn có mái che, khi đói bụng vẫn có cái ăn, mỗi tháng còn có tiền bạc, còn gì tốt hơn thế?