Sự Lựa Chọn Của Đứa Con Riêng - Chương 11
Cập nhật lúc: 2025-02-11 18:18:19
Lượt xem: 3,288
Anh trai về nhà.
Mẹ nấu một bữa cơm linh đình, còn mua thêm một chai rượu vang.
Hai người không nói gì nhiều, dường như cũng không có gì cần phải nói.
Nhưng họ vẫn uống hết cả chai rượu.
Tôi lén rướm môi lên cốc của anh, nhấp thử một ngụm.
Bốp!
Mẹ gõ một đũa vào đầu tôi:
"Trẻ con uống rượu sẽ bị ngu đấy!"
Anh trai lấy ra một sợi dây chuyền vàng, là hàng chính hãng của Lão Phượng Tường*, ngay cả hộp đựng cũng sáng lấp lánh đến chói mắt.
(*)Ở đây, Lão Phượng Tường (老凤祥) là một thương hiệu trang sức vàng rất nổi tiếng ở Trung Quốc, chuyên bán vàng bạc đá quý cao cấp.
Mẹ từ chối nhận, còn cau mày trách:
"Con lấy tiền đâu ra đấy? Tiểu Triết, không được học thói xấu!"
Anh nhẹ nhàng xoay ly rượu trong tay, điềm đạm nói:
"Con thực tập ở công ty của đàn anh, lương một ngày tám trăm tệ, mua sợi dây chuyền này không thành vấn đề."
"Mẹ cứ coi như đây là một món quà chúc mừng bắt đầu cuộc sống mới, xua đi vận xui của quá khứ."
Một tiếng "mẹ" của anh, khiến bà Hồ nào đó bẽn lẽn cả buổi không nói nên lời.
Đây là món trang sức bằng vàng đầu tiên trong đời mẹ.
Nửa đêm tỉnh giấc, bà còn lật ngăn kéo ra ngắm thêm vài lần.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Ba mời anh trai đi ăn cơm, rồi nói với anh:
"Sau này con cũng phải mua nhà. Ba cố gắng làm thêm năm năm nữa, đến lúc đó sẽ hỗ trợ con. Dì Cố cũng sẽ giúp đỡ con. Hơn nữa, dì ấy có một căn hộ trong thành phố, nếu con đến đó lập nghiệp, căn hộ đó có thể dùng làm nhà cưới, dù sao thì ba mẹ cũng định về quê sống khi về già rồi."
Anh trai lạnh lùng đáp:
"Không cần đâu."
Nghe anh kể lại chuyện này, tôi cười khẩy trong bụng.
Hại c.h.ế.t mẹ ruột người ta, giờ còn muốn tay không nhận về một đứa con trai tốt nghiệp Thanh Hoa sao?
Trên đời này làm gì có chuyện dễ dàng như thế?
Ngày thứ hai sau đám cưới của ba và dì Cố, chữ hỷ đỏ thắm trên cửa còn chưa kịp gỡ xuống, thì ông ngoại của anh trai đã đạp chiếc xe đạp cũ, hùng hổ xông thẳng lên trấn.
Ông dựng xe lại, chống nạnh, ngửa mặt lên lầu, bắt đầu mắng xối xả.
Trời ạ, ông thậm chí còn mang theo cả chiếc loa cầm tay dùng để bán rau.
Từ khi trời còn mờ sương mắng đến lúc mặt trời đỏ rực ở phía Đông, tiếng mắng vang rền cả ngã tư.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ajax/get-chapter.]
Người vây xem đông nghẹt, chen chúc đến mức gây tắc nghẽn giao thông.
Mấy anh cảnh sát giao thông hiếm khi xuất hiện cũng đành có mặt, còi thổi chói tai.
Hai bên đường, các bà các cô ngồi trước cửa nhà, vừa nhặt rau suốt cả buổi sáng, vừa chăm chú nhìn về phía cửa nhà tôi, mắt không hề chớp.
Có người giả vờ mua hàng, không biết là mua thật hay chỉ là cái cớ để hóng chuyện, cũng đứng ngoài hô hào theo.
Cả ngày hôm đó, ba và dì Cố không dám xuống lầu.
Ở thị trấn nhỏ này, tin đồn lan ra nhanh như nước cống, bẩn thỉu, dơ dáy, chảy lan khắp nơi.
Và rồi—
Mỗi lần dì Cố ra khỏi nhà, những gì bà ta nhận được chỉ có những ánh mắt lạnh lùng và những lời xì xào chỉ trỏ.
Họ cũng không dám quay về quê.
Cuối cùng, ba tôi sang nhượng lại cửa hàng, dắt díu dì Cố rời đi.
Nhưng ba tháng sau, ông xách vali lén lút quay về.
Vừa về đến nơi, ông đã dùng số tiền còn lại mua cho tôi một chiếc áo lông vũ rất đắt tiền.
Dù tình thương của ba đôi khi giống như một bóng đèn chập chờn, lúc tỏ lúc mờ, nhưng xét cho cùng, ông vẫn gánh vác trách nhiệm của một người cha.
Và cũng xem như một người cha dịu dàng.
Mỗi khi vào thu, ông đi giao hàng, luôn mua cho tôi một túi hạt dẻ rang.
Lúc tôi thi kém, ông vỗ n.g.ự.c nói: 'Ba có tiền, trường nào đắt cũng đóng được cho con!'
Chính ông không bao giờ đọc sách, nhưng lại hay mua cả thùng sách từ hiệu sách Tân Hoa mang về cho anh trai…
Dù mẹ hận ba đến tận xương tủy, nhưng bà vẫn dặn tôi đừng giận ông ấy.
Rồi có một ngày, ba bất ngờ kéo tôi lại, bắt đầu lải nhải.
Trước đây, ông chẳng bao giờ xem tôi là đối tượng để tâm sự chuyện người lớn.
Tôi vẫn còn nhớ rõ, ngày đó, trước mặt bao người, ông đã lạnh lùng nói:
"Đi đi, chuyện này liên quan gì đến mày?"
Nhưng bây giờ thì khác.
Ông thật sự đã già rồi.
Tôi tập trung hóng chuyện, tai vểnh lên hết cỡ.
Thì ra—
Ở thành phố của dì Cố, không có bằng cấp, lại đã qua tuổi trung niên, ba tôi chỉ có thể xin làm bảo vệ.
Lương tháng chỉ có ba nghìn tệ, nhưng ông vẫn cố gửi cho tôi và anh trai mỗi người một nghìn, dù rằng anh trai chưa bao giờ động đến số tiền trong tài khoản đó.
Thế là họ bắt đầu cãi nhau.