ÔNG HÀNG XÓM CHIẾM DỤNG HÀNH LANG - CHƯƠNG 9
Cập nhật lúc: 2024-11-23 09:37:16
Lượt xem: 149
9
Ông lão tức đến phát điên.
Cười c.h.ế.t mất, tôi đã nói rồi, camera là của tôi, tôi muốn nó hỏng thì nó hỏng.
Tôi sớm phát hiện ông lão tiết kiệm đến mức nào, chẳng có dư tiền, càng không biết gì về mấy thiết bị mà ông coi là công nghệ cao này.
Lỗi của ông là đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình, nghĩ rằng đồ của người khác cũng chỉ là mấy thứ rẻ tiền chẳng đáng tiếc khi bị phá.
Hơn nữa, ông ta dường như không có mối quan hệ tốt với con cái, nếu không thì đã chẳng cô độc như vậy, ngoài mang đứa cháu đến thì chỉ có một mình chống đỡ.
Xem tình hình, có lẽ con cái cũng chán ghét cách sống của ông ta.
“Con cái bất hiếu, thường là do người già mất đức.”
Ông ta tức giận, lại định đánh người.
Tôi né ra sau lưng cảnh sát, giả bộ sợ hãi: “Cảnh sát ơi, ông ta thật đáng sợ, tôi sợ quá đi.”
“Mày bớt giả vờ đi!”
Cảnh sát quát lớn: “Được rồi! Từng chuyện một, xử lý cái nào có bằng chứng trước!”
Tôi mở lịch sử mua đôi giày da lộn, số tiền 3.000 tệ hiện rõ trên màn hình.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ong-hang-xom-chiem-dung-hanh-lang/chuong-9.html.]
“Chất lỏng mà ông ta đổ đã ngấm từ trong ra ngoài, giày da lộn gặp nước là coi như bỏ, không thể sửa được. Đôi giày này tôi mới mua tháng trước, tôi yêu cầu bồi thường khấu hao 2.000 tệ. Thêm vào đó, hành động cố ý xúi giục đứa trẻ đổ nhựa khoai mỡ vào giày tôi khiến chân tôi ngứa cả buổi sáng, và tiền bồi thường tổn thất tinh thần 500 tệ nữa. Như vậy không quá đáng chứ?”
Cảnh sát còn chưa lên tiếng thì ông lão đã nhảy dựng lên.
“Ai đời người tử tế lại mua đôi giày đến 3.000 tệ chứ?? Cô chỉ là một cô gái mới ra trường chưa bao lâu, chưa có bạn trai, lấy đâu ra nhiều tiền vậy?
“Cảnh sát ơi, tôi nói thật với các anh, cô gái này không đơn giản đâu, giở trò hại người là thạo lắm rồi. Cô nhìn xem, làm gì có cô gái đàng hoàng nào lại ngang ngược như thế này?
“Mua một đôi giày đắt như vậy, rồi thì đồ ăn giao tận nhà, cà phê không dứt, mua sắm trên mạng liên tục, ăn mặc thì lòe loẹt, sáng đi tối về, chắc chắn không làm ăn gì chính đáng, các anh phải kiểm tra kỹ cô ta đấy!”
Cảnh sát chỉ tay vào ông: “Nhắc nhở ông nhé, vu khống là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Ông lão chơi bài cùn: “Tôi không quan tâm! Tiền này tôi không bồi thường! Các anh bắt tôi đi mà giam!”
Đồ vật trị giá 3.000 tệ không đủ để lập án hình sự, kiện tụng cũng dễ bị ông ta dây dưa kéo dài.
Tôi bèn đếm ngón tay kể tội: “Cũng được, vậy tôi tính cả thù cũ nợ mới. Cảnh sát ơi, mấy hôm trước ông ta xúi cháu ném bóng đàn hồi suýt trúng mắt tôi, khiến tôi ngày nào cũng gặp ác mộng, tôi muốn đòi bồi thường tổn thất tinh thần; trước đó ông ta còn dọa học sinh của tôi bằng dao, giờ cậu ấy cũng ngày nào cũng gặp ác mộng, có lẽ cũng cần bồi thường tổn thất tinh thần; ông ta còn nói nhiều lời không sạch sẽ với tôi, từ đó tôi hay nổi nóng, tâm trạng bất an, có lẽ phải đi giám định xem thế nào.”
Ông lão không chịu thua: “Cô từng livestream tôi, tôi cũng có tổn thất tinh thần!”
Tôi cười: “Nhưng lần đó ông đã ký biên bản hòa giải rồi mà!”
Cảnh sát nhẫn nại nhắc nhở: “Nếu ông tính toán như vậy, cuối cùng người phải bồi thường nhiều hơn vẫn là ông. Chuyện đôi giày, số tiền 2.500 mà cô gái yêu cầu thật ra không quá đáng, tốt nhất là ông giải quyết sớm đi.”
Ông ta lưỡng lự mãi, cuối cùng miễn cưỡng chuyển khoản cho tôi 2.500 tệ kèm theo một lời xin lỗi đầy miễn cưỡng.