Nguyên Chi - Chương 9
Cập nhật lúc: 2024-11-25 13:33:30
Lượt xem: 1,615
Hắn thoáng bực mình: "Sao có thể giống nhau được? Thái tử phi của cô, nhất định phải xuất thân thế gia, tài sắc vẹn toàn. Nếu còn có thể hợp ý với cô, đó là điều tốt nhất."
"Về phần cơ thiếp, chỉ là những thứ tiêu khiển lúc nhàn rỗi mà thôi."
Ta lặng thinh.
Phụ thân và mẫu thân, khi xưa cũng vì hai chữ "thích hợp" mà thành phu thê.
Cưới một thiên kim môn đăng hộ đối là sự "thích hợp," còn trong phủ đầy rẫy cơ thiếp, ngoài phủ hoa thơm cỏ lạ, chỉ là những thú tiêu khiển.
Những người đàn ông trong kinh thành này, ai cũng như vậy.
Họ ngồi trên vị trí gia chủ, an nhiên nhìn một đám phụ nữ vì họ mà tranh giành, cãi vã, xâu xé nhau trong góc trời nhỏ bé ấy.
Họ dạy bảo chính thất: "Ngươi là vợ cả, ngươi phải hiền lành, rộng lượng, bao dung với kẻ khác."
Họ nhắc nhở cơ thiếp: "Ngươi là nô tỳ, thấp hèn như bùn đất, phải biết cúi mình nhỏ nhẹ."
Đàn ông được tự do tung hoành, còn phụ nữ chỉ có một mảnh trời vuông vức chật hẹp.
Có lẽ, mẫu thân ta khi xưa đã nhìn thấu điều này, nên chưa bao giờ xem sinh mẫu của ta là kẻ thù.
Chỉ là những người đáng thương giống nhau mà thôi.
Bà dạy ta cách sống sót, để lại cho ta bạc tiền đủ làm chỗ dựa, cũng là để ta có dũng khí đứng độc lập, không phải phụ thuộc vào nhà cha đẻ hay nhà chồng.
Một tháng sau, ta được Thái hậu triệu vào cung, nhưng không phải để sắc phong làm Thái tử phi, mà là để giữ chức Phượng Các Xá Nhân, phụ trách soạn thảo chiếu chỉ.
Trong năm năm tiếp theo, Thái hậu không ngừng tuyển chọn những nữ nhân tài hoa vào cung nhậm chức.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Dần dần, trong Phượng Các, hình thành một đội ngũ nữ quan mạnh mẽ.
Khác với các nữ quan của triều đại trước chỉ quẩn quanh trong hậu cung lo chuyện y thực, nữ quan ở Phượng Các được tham gia chính sự, giám sát bá quan văn võ.
Sau này, Hoàng đế băng hà. Người kế vị không phải Thái tử, mà chính là Thái hậu.
Bà trở thành Nữ Hoàng đầu tiên trong lịch sử.
Còn ta, từ một Xá Nhân chỉ biết cầm bút ghi chép, từng bước lên đến chức Chương Sự.
Trong một chuyến ra ngoài kinh tuần tra, ta nhìn thấy Trịnh Lan ở khu nhà tạm trú dành cho dân lưu lạc ngoại thành.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/nguyen-chi/chuong-9.html.]
Bà ta ăn mặc rách rưới, bụng nhô cao, bên cạnh là ba đứa trẻ quần áo tả tơi, trên lưng còn địu thêm một đứa trẻ sơ sinh.
Ngay sau khi ta vào cung, Thái hậu đã xử lý nhà họ Trịnh, kết tội toàn tộc và đày đi biên cương.
Phụ thân nghĩ rằng ta oán hận nên báo thù, liền đuổi Trịnh Lan ra trang viên, mặc bà ta tự sinh tự diệt.
Về sau, đứa con mà bà ta đang mang chẳng rõ vì sao lại không giữ được.
Phụ thân gửi cho bà ta một tờ hưu thư, dứt khoát đoạn tuyệt.
Bị đuổi khỏi nhà, không có khả năng sinh tồn, bà ta theo một nông dân ở ngoại thành để tìm đường sống.
Cuối cùng, bà ta thực sự sinh được vài đứa con trai như ý nguyện.
Nhưng những năm gần đây, mùa màng thất bát, để mưu sinh, gã nông dân kia lại bán bà ta cho người khác để sinh con.
Khi xe ngựa rời đi, bà ta vẫn dõi mắt nhìn theo, ánh mắt run rẩy, dường như đã nhận ra ta.
Ta nhớ bà ta từng nói: "Làm thiếp là tự mình hạ thấp."
Nhưng trong thời đại mà ngay cả nữ nhân thế gia cũng không thể tự quyết định hôn nhân của mình, thì những người phụ nữ sinh ra trong cảnh thấp kém liệu có thực sự được quyền lựa chọn hay không?
Làm thê tử của một thường dân, thật sự có thể nhận được sự tôn trọng sao?
Việc mua bán thiếp thất là có thật và chuyện bán thê tử trong dân gian cũng chưa bao giờ chỉ là lời đồn đại.
Nữ nhân xuất thân danh giá là quân cờ trong những cuộc hôn nhân chính trị, còn những người sinh ra trong nghèo khó chỉ là vài lượng bạc lẻ trong cơn đói khát.
Nói cho cùng, chính thời đại này, chính những người đàn ông ấy đã biến phụ nữ thành món hàng, tước đoạt m.á.u thịt, cuộc đời của họ.
Ta quay đầu nhìn lại cung Tử Thần sừng sững uy nghiêm, cảm thấy may mắn rằng mọi thứ đang dần thay đổi.
Trở về cung, ta lập tức dâng tấu chương lên Nữ Hoàng, khẩn cầu bãi bỏ chế độ bán thê, bán thiếp, đồng thời trích ngân sách xây dựng viện An Tế để thu nhận những phụ nữ không nơi nương tựa.
Cũng ban lệnh chia đất canh tác, phân khung cửi dệt vải cho phụ nữ, giúp họ tự dựa vào sức lao động để sinh sống, không còn phải phụ thuộc vào nhà chồng.
Rất lâu sau, ta lại nhớ đến câu hỏi của biểu muội Lục Vận trước khi ta nhập cung: "Tại sao tỷ không gả cho Thái tử?"
Ta vẫn nhớ như in câu trả lời kiên định của mình khi ấy: "Tự ta có thể mọc cánh, cần gì phải dựa vào thang mây."
Hết.