LÒNG HIẾU THẢO ĐỂ DÀNH CHO BÁC - CHƯƠNG 7
Cập nhật lúc: 2024-10-27 22:58:38
Lượt xem: 1,271
7
Trời vừa tờ mờ sáng, bác gái đã ở trong bếp nấu ăn.
Tôi bước vào phòng bếp, theo thói quen cầm lấy quả dưa chuột mà bác đang rửa: "Bác ơi, để cháu cắt cho."
"Sao cháu dậy sớm thế?" Bác gái hỏi.
"Dạ, cháu quen rồi ạ."
Từ khi năm tuổi, tôi đã tập làm việc nhà, phụ giúp mẹ nấu ăn.
Hai năm nay, tôi còn phụ trách bữa sáng của cả nhà.
Những ngày đi học, tôi phải dậy rất sớm, nấu xong bữa sáng cho cả nhà.
Đợi mọi người ăn xong, tôi rửa sạch bát đũa rồi mới có thể đến trường.
Buổi tối tan học về, việc đầu tiên cũng là vào bếp nấu cơm.
Ở nhà là phải làm việc, không được phép ngừng tay dù chỉ một phút, điều đó đã ăn sâu vào tâm trí tôi.
Bác gái xua tay: "Thôi nào, trẻ con thì làm được gì. Không ngủ thì ra ngoài chơi đi."
Tôi cười khúc khích: "Bác ơi, cháu thích làm việc mà."
Lúc này đây, tôi khao khát thể hiện giá trị của bản thân.
Tôi muốn bác gái biết rằng tôi không phải là gánh nặng, tôi có thể giúp ích cho bác.
Khi tôi xung phong làm xong đĩa dưa chuột, bác nếm thử, rồi gật đầu liên tục.
"Không tệ đâu, cháu đúng là biết nấu ăn!"
Được công nhận, tôi càng hào hứng, chỉ muốn thể hiện hết mọi tài nghệ của mình.
Lúc ăn sáng, bác gái còn nói với mọi người rằng đĩa dưa chuột ấy là tôi nấu.
Chị họ trợn tròn mắt: "Tuyết Lệ, em biết nấu ăn sao?"
Nếm thử một miếng, chị ấy nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ, giơ ngón cái lên.
"Em giỏi thật đấy, chị còn chưa bao giờ cầm đến cái xẻng nấu ăn nữa là."
Giọng chị ấy đầy sự ngưỡng mộ chân thành, không phải là sự khoe khoang về việc mình được yêu chiều.
Cậu em họ Lý Hạo cũng gật gù: "Chị Ba tuyệt quá đi!"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/long-hieu-thao-de-danh-cho-bac/chuong-7.html.]
Nhìn họ, tôi cúi đầu thật thấp.
Thật là tuyệt vời, gia đình này.
—-------
Đến sinh nhật của chị họ, bác gái thịt một con gà.
Là nhân vật chính, chị được phần một cái đùi gà.
Khi bác gắp cái đùi thứ hai, bà hơi ngập ngừng rồi bỏ vào bát của tôi.
Tôi sung sướng đến mức vội gắp cái đùi cho vào bát cậu em.
Cậu liếc trộm bác gái rồi lại gắp cái đùi trả lại cho tôi.
"Chị Ba, em không ăn đâu. Mấy chị con gái ăn đùi gà đi, em ăn hai cái cánh là được rồi!"
"Đưa cho cháu thì cứ ăn đi!" Bác gái nói với tôi.
Tôi không từ chối nữa, cắn một miếng.
Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn đùi gà.
Đùi gà ngon thật, chẳng trách mà Lý Bảo Tuấn thích ăn đến vậy.
Từ nhỏ đến giờ, trong nhà mỗi khi giế//t gà, hai cái đùi luôn là phần dành riêng cho em trai.
Đến Lý Bảo Châu vốn ngang ngược như thế, cũng không được phép ăn đùi gà.
Lý Bảo Tuấn cực kỳ bảo vệ đồ ăn của mình. Ai mà dám đụng vào thức ăn của nó, nó có thể lăn lộn trên nền đất nửa tiếng đồng hồ không chịu ngừng.
Cũng là con trai, nhưng đường đường chỉ lớn hơn Lý Bảo Tuấn một tuổi, em họ Lý Hạo lại hiểu chuyện hơn bao nhiêu. Hạo Hạo cũng nghịch ngợm, hiếu động như bạn đồng trang lứa, nhưng không có cái tính độc đoán, ích kỷ và vô lý như Bảo Tuấn.
Lý Bảo Tuấn được ba mẹ tôi chiều chuộng quá mức.
Trong gia đình chúng tôi, cha mẹ luôn có sự phân biệt đối xử với con cái.
Nhưng ở nhà bác, mọi đứa trẻ đều được đối xử bình đẳng.
Bác tôi làm thợ sửa xe ở tiệm sửa xe trên trấn, ngày nào bác cũng đạp xe đi làm từ sáng và về nhà vào buổi tối.
Có những hôm làm tăng ca, chủ tiệm có cho bác chút quà vặt, bác chẳng nỡ ăn mà mang về hết.
Nào là một lon cháo Bát Bửu, một bịch bánh gạo chiên, vài viên kẹo, một gói mì ăn liền, không quan trọng là gì, bác đều mang về.
Dù chỉ là một lon cháo Bát Bửu, bác cũng chia đều thành ba phần, đổ ra bát cho tôi, chị họ và em họ mỗi đứa một phần bằng nhau.
Chính ở nhà bác, tôi mới biết rằng, hóa ra tất cả những đứa trẻ đều có thể nhận được sự quan tâm bình đẳng.