LÃO CAO VÀ NHUNG HOA - 4
Cập nhật lúc: 2024-09-24 11:33:21
Lượt xem: 2,183
Tối hôm đó, bát cơm của tôi đột nhiên có thêm hai cái đùi gà lớn.
Mẹ tôi bảo ông không nên phí tiền cho tôi, cứ giữ lại mà dùng cho mình.
Vừa nói, bà vừa gắp hai cánh gà từ bát của mình cho Lão Cao, còn định lấy luôn cả phần của tôi.
Lão Cao lén nháy mắt với tôi, nên tôi nhanh chóng l.i.ế.m hết cả hai cái đùi gà với tốc độ ánh sáng.
Mẹ tôi nhìn tôi đầy ghê tởm, bảo tối mai chỉ cho phép tôi ăn rau.
Lão Cao vừa cố nhịn cười, vừa rút xương hai cánh gà, rồi đặt lại vào bát của mẹ.
"Con bé đang tuổi lớn, không sao đâu."
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
"Thế còn anh, anh cũng cần bồi bổ chứ, đừng lúc nào cũng tự ép mình."
Mẹ lại gắp cánh gà trả về bát của Lão Cao.
Không thắng nổi bà, Lão Cao thở dài, lắc đầu rồi chia đều hai cánh gà, mỗi người một cái.
Sau đó, ông còn gắp một đũa miến xào thịt, món mẹ tôi thích nhất, cho vào bát của bà.
"Thế thì cả hai chúng ta cùng ăn để lớn lên nhé."
Mẹ thấy vậy, liếc tôi một cái rồi mới thôi.
Tôi cúi đầu ăn cơm, âm thầm bĩu môi trong khi không ai để ý.
Lớn thêm nữa thì thành cái gì chứ, đã hơn hai mươi tuổi rồi, chẳng biết xấu hổ chút nào.
05
Bà ngoại mà tôi chỉ gặp được vài lần, cuối cùng cũng không qua nổi mùa xuân thứ 58 của đời mình.
Khi nhận được tin, tôi đang học bài “Đồng Thú” trong lớp tiểu học.
Trong lúc tôi còn đang ấp úng chuẩn bị bị giáo viên mắng, thì Lão Cao gọi tôi ra ngoài, rồi đặt tôi lên chiếc xe đạp.
"Tiểu Như, lát nữa về quê con nhớ ở bên mẹ nhiều hơn nhé."
Tôi không hiểu gì cả, nhưng vẫn gật đầu, vì tôi không thể nào hiểu hết ý nghĩa của hai chữ “cái chết”.
Trong tang lễ, mẹ tôi khóc rất nhiều.
Dù không phải khóc gào thét, cũng không đau đớn xé lòng, bà chỉ ngồi lặng lẽ mà rơi nước mắt. Dù vậy, tôi vẫn cảm nhận được nỗi đau buồn của bà.
Tôi chưa từng thấy bà như vậy, không biết phải làm gì, đành chạy quanh các bàn để trộm thức ăn, rồi nhét vào tay bà.
"Mẹ ơi, mẹ đói không? Mẹ muốn ăn gì? Con lấy cho mẹ nhé."
Mẹ tôi không đáp lại lời tôi, chỉ thẫn thờ bóc một quả quýt, bỏ vào miệng, rồi nhăn mặt.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/lao-cao-va-nhung-hoa/4.html.]
"Chua quá…"
Nghe vậy, tôi vội cầm quả quýt lên định nếm thử, nhưng suýt nữa bị ngọt đến ê răng.
Khi tôi định phản bác rằng quýt rất ngọt, thì ngước lên lại thấy mẹ đỏ mắt nhìn chằm chằm vào chiếc quan tài trước mặt, miệng thì thào điều gì đó.
Như đang nói chuyện với chính mình, mà cũng như đang nói với tôi.
"Tiểu Như, từ nay về sau, mẹ không còn mẹ nữa."
Tôi không biết phải nói gì, chỉ biết kiễng chân lau nước mắt cho mẹ, để bà siết c.h.ặ.t t.a.y tôi đến đau.
Không xa đó, Lão Cao đang bàn chuyện an táng với ông ngoại và mấy người đàn ông khác.
Lúc đó, trong thị trấn thịnh hành hai kiểu an táng: chôn trên đất liền và thủy táng.
Nhưng phụ nữ thường chọn cách chôn trên đất liền.
Bởi vì những người đàn ông làm nghề chài lưới tin rằng tro cốt của phụ nữ thả xuống biển sẽ mang lại tai họa cho ngư dân.
Vì thế, hết thế hệ này đến thế hệ khác, những người phụ nữ không có tự do khi sống, vẫn tiếp tục bị giam cầm trong mảnh đất này khi c.h.ế.t đi.
Ông ngoại nói chọn chôn cất trên đất liền, còn mẹ tôi thì muốn chọn thủy táng. Cuộc tranh cãi của hai người cuối cùng kết thúc trong im lặng.
Mẹ tôi nhất quyết tin rằng, bà ngoại đã bị giam cầm trong thị trấn này suốt đời, cũng như mẹ, chẳng bao giờ được tự do.
Vì vậy, mẹ cố sống cố c.h.ế.t muốn đưa bà ngoại rời khỏi cái lồng giam này.
Cảm xúc đó lên đến đỉnh điểm khi bà và ông ngoại ăn tối cùng nhau.
"Con không muốn để mảnh đất này giam giữ mẹ mình suốt đời, điều đó có gì sai sao?"
Bà đặt đũa xuống, quay mặt đi để giấu đi những giọt nước mắt sắp trào ra.
Ông ngoại không nói gì, chỉ im lặng xúc cơm vào miệng.
Tiếng đũa chạm vào bát vang lên rõ ràng và chói tai, như một người đang cố gắng điều chỉnh bầu không khí ngượng ngập này.
"Nếu rải tro xuống biển, sau này ta sẽ không tìm thấy bà ấy nữa."
Ông ngoại nói không to, nhưng lời của ông khiến căn phòng càng thêm lặng ngắt.
Thực ra, tôi biết trong số di vật của bà ngoại có một bức thư để lại, trên đó là những ký hiệu mà chỉ mẹ tôi mới hiểu.
Mẹ tôi nói, phụ nữ ở vùng này phần lớn đều không biết chữ, vì vậy họ dùng những ký hiệu đó để trao đổi với nhau.
Trong bức thư, bà ngoại nói bà muốn được chôn cùng ông ngoại.
Tôi biết, mẹ tôi không phục.
Bà không chỉ bất bình vì bà ngoại, mà còn vì bản thân mình, và cả vì mảnh đất bất công này.
Cuối cùng, vở kịch này lại kết thúc bằng sự nhượng bộ của mẹ tôi.