TỤNG XUÂN ÂN - 1
Cập nhật lúc: 2024-11-02 16:52:57
Lượt xem: 1,478
(Văn án)
Ra đầu ngõ xem xử trảm, ai ngờ nhặt được một đứa trẻ
Nuôi tròn tám năm, đại ca của nó tìm tới cửa: "Nàng đã nuôi tiểu đệ ta lâu như vậy rồi, chi bằng nuôi thêm ta luôn đi?"
01
Ta tên là Lưu Xuân Nhi, một cô nhi kiếm sống bằng nghề bán đậu phụ. Năm ta tám tuổi, theo dòng người tị nạn trôi dạt đến Định Kinh, rồi may mắn học được nghề từ một ông lão không con không cháu và an cư tại đây.
Thời gian trôi qua, sức khỏe ông lão ngày càng yếu, ta dần tiếp quản sạp đậu phụ, rong ruổi khắp phố phường bán kiếm ăn.
Trong thời đại mà giới thương nhân bị coi thường, việc nữ nhân phải phô mặt mày ngoài chợ lại càng bị xem là hạ tiện. May mà ta nghĩ thoáng, chỉ cần có cái ăn là đủ, không bận tâm lời dị nghị của người đời.
Trong con hẻm nơi ta ở, có rất nhiều tiểu thương buôn bán mưu sinh: Bính bá phụ bán kẹo hồ lô, Lưu đại nương bán hoa lụa, vợ chồng Lý thẩm bán mì...
Chúng ta thường quây quần buôn bán và cũng hay cùng nhau đi xem những trò náo nhiệt.
Nhưng người nghèo như chúng ta thì trò vui cũng có hạn.
Mùa đông ngắm khói bếp bay, mùa hè xem đua thuyền, và không thể thiếu cảnh hành hình ở chợ khi có kẻ bị trảm thủ.
Hôm nay lại có người bị xử trảm. Lý thẩm vỗ đùi xuýt xoa: “Nghe nói là Thượng thư bộ Hộ – quan đại thần Khương đại nhân – đắc tội với ai đó, bị gán tội khiến cả nhà phải chịu tru di tam tộc!”
Mọi người sửng sốt há hốc miệng. Thường bị c.h.é.m đầu toàn là cường đạo hoặc kẻ đại ác, hiếm khi thấy quan viên cả nhà bị tru di.
Vậy là tất cả ăn cơm sớm rồi rủ nhau đi xem náo nhiệt.
Sáng cuối thu trời đã bắt đầu sương giá, nhưng đến trưa thì nắng lại hửng lên.
Trên đài hành hình, một hàng người quỳ san sát, có nam có nữ, người già trẻ nhỏ và cả phụ nữ mang thai, ai nấy đều khóc nấc lên.
Ở đầu hàng là một ông lão tóc bạc phơ, mắt nhắm nghiền, đôi môi run rẩy.
Khi quan giám trảm hạ lệnh, tiếng khóc nhỏ biến thành tiếng gào xé lòng, ai nấy đều ra sức kêu oan.
Nhưng ở đây, đao phủ nào quan tâm oan hay không. Bọn họ hớp một ngụm rượu, phun lên lưỡi đao sáng loáng.
Ngay khoảnh khắc chuẩn bị chém, ông lão đột nhiên mở to mắt, gân xanh nổi đầy trán, gào lên tuyệt vọng: “Bệ hạ, thần oan uổng ——!”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/tung-xuan-an/1.html.]
Đao phủ vung đao c.h.é.m xuống, tiếng kêu bặt đi. Chỉ còn từng cái đầu lăn lông lốc trên sàn gỗ.
Máu đỏ tươi theo kẽ gỗ trào ra, tạo thành một dòng suối nhỏ chảy loang khắp nơi.
Mọi khi xem xong, ai nấy đều xì xào vài câu, nhưng hôm nay, cả quãng đường về đều lặng thinh.
Trong đầu ta vẫn văng vẳng tiếng kêu oan của ông lão, lòng nặng trĩu khó tả, lại cảm thấy bụng cồn cào khó chịu.
Ta bảo Lý thẩm rồi rẽ sang con hẻm phía sau để vào miếu hoang giải quyết.
Vừa cột xong thắt lưng, đột nhiên nghe tiếng trẻ con khóc vang lên.
Lúc đầu, ta còn ngỡ mình nghe nhầm, nhưng lần theo tiếng khóc, quả nhiên tìm thấy một đứa trẻ được bọc trong tấm chăn gấm đen ở góc miếu.
Có vẻ như nó đã bị bỏ rơi ở đây nhiều ngày, người đầy kiến bò, tiếng khóc yếu ớt đến đáng thương.
Nhà nào lại nhẫn tâm vứt bỏ một đứa trẻ xinh đẹp như ngọc điêu trong miếu hoang thế này? Thật chẳng còn tính người!
Ta bế đứa nhỏ vào lòng, bước ra ngoài.
Vừa thấy ta ôm một đứa trẻ, các thẩm đã vây quanh. Ta kể rõ sự tình, Lưu đại nương kêu lên: “Xuân Nhi, con là gái chưa chồng sao lại đem con nít về nuôi chứ?”
“Vì sao lại không? Con chẳng phải do ông nhặt về nuôi đó sao?”
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
“Nhưng lão Lưu nhặt con khi đã bảy mươi tuổi, còn con mới mười ba thôi.”
“Mười ba thì sao? Mười ba cũng làm mẹ được!”
“Nhưng sau này con tính sao mà lấy chồng đây?”
Ta cứng họng. Thực ra họ nói không sai, dù trong nhà nghèo khó, việc con gái chưa xuất giá nuôi con nít cũng là chuyện khác người.
Nhưng lúc nhìn thấy đứa trẻ nằm co ro trong miếu hoang, ta không sao nhấc chân nổi. Ngày xưa, ta từng có một đệ đệ, nhưng khi thiên tai ập tới, cả nhà phải dắt díu nhau chạy loạn. Đệ đệ đã c.h.ế.t đói trong lòng ta.
Nếu không gặp, đó là số phận của đứa nhỏ. Nhưng đã gặp rồi, ta không thể buông tay được.
Ta bế đứa trẻ về nhà, ông lão thấy thế vui lắm. Ông không con không cháu, giờ lại có một đứa bé trai, chẳng phải là phúc sao?
Ông lục trong rương lấy ra mấy chục văn tiền, run rẩy đi mua cho đứa nhỏ bộ quần áo, còn mua cả sữa dê về cho nó.
Ta tắm rửa cho đứa nhỏ, vừa định giặt bộ đồ cũ của nó thì một miếng ngọc trượt ra từ lớp vải lót. Khối ngọc khắc hình cá chép vượt long môn, có lẽ là vật gia truyền của nhà nó.