Mạn Xuân - Phần 2
Cập nhật lúc: 2024-11-19 16:44:04
Lượt xem: 7,027
Lý thúc cau mày, vẻ mặt khó xử:
“Cái gọi là lương y như từ mẫu, nhưng ta dù là đại phu, cũng phải nuôi cả nhà lớn…”
Ông thở dài:
“Hay thế này, Mạn Xuân, con theo ta về y quán, nể tình cha con trước đây, ta sẽ vẽ cho con những loại thuốc có thể tìm được trên núi. Những thứ không hái được, con phải tự nghĩ cách.”
Lý thúc từ lâu đã giúp nhà ta không ít, cũng biết ta bị nương bán vào nhà họ Thẩm, chỉ thở dài thương xót, không nỡ làm ngơ.
Như vậy đã là tốt lắm rồi.
Hôm sau, ta dẫn theo Mạn Dung vào núi.
Chúng ta lớn lên từ bùn đất, xem theo bản vẽ, rất nhanh đã tìm đủ các loại thảo dược.
Ta lau mồ hôi, ngẩng đầu nhìn cây cổ thụ to lớn, trong lòng suy tính điều gì đó.
Lúc về đến nhà, trời đã tối.
Ta và Mạn Dung đặt gùi xuống, còn có vài cây gỗ dài vác trên tay.
Tùng Bách thấy chúng ta, ánh mắt sáng rỡ:
“Đại tỷ! Nhị tỷ! Mau vào ăn cơm!”
Sau đó, nó tự hào khoe:
“Thẩm nãi nãi đã ăn rồi, là đệ đút cho bà ăn đấy!”
Minh Nguyệt mắt đỏ hoe, chỉ cúi đầu vào bát không nói lời nào.
Ta gật đầu, xoa đầu Tùng Bách:
“Làm tốt lắm.”
Ăn cơm xong, ta vào sân sau, cầm đám gỗ hôm nay chặt được mà leng keng gõ đục.
Cha ta khi còn sống là một thợ mộc, ta cũng học được chút ít từ ông.
Chẳng bao lâu, hai chiếc nạng gỗ, một lớn một nhỏ, đã dần thành hình.
Tối muộn, ta đến phòng của Minh Nguyệt.
Còn chưa kịp lấy nạng ra, nàng đã lúng túng đặt vào tay ta một chiếc trâm.
“Muội chỉ còn cái này, tẩu… Tẩu mang cái này đi đổi lấy tiền, chữa bệnh cho tổ mẫu.”
Ta nhớ lại dáng vẻ hung hăng của nàng đêm đó, nói muốn bò theo để bắt ta quay lại, liền trêu ghẹo:
“Không sợ ta cầm tiền bỏ trốn sao?”
Nàng đỏ mặt, cúi đầu không dám nhìn ta.
Ta bật cười:
“Sau này nếu muốn bắt ta, thì chống cái này mà bắt.”
Ta đặt chiếc nạng nhỏ vào tay nàng.
Nàng lập tức mở to mắt, nhìn chăm chú vào chiếc nạng không rời.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/man-xuan/phan-2.html.]
Lúc ngẩng lên, đôi mắt đã ngân ngấn lệ.
Ta hơi bối rối, chỉ muốn trêu nàng một chút, sao lại khóc rồi.
“Sao lại khóc? Hình dạng này quả là xấu xí, nếu cha ta còn sống, hẳn đã làm đẹp hơn nhiều…”
Nàng hít mũi, cười nói:
“Ta rất thích, tẩu tẩu.”
Tối ấy, Tùng Bách mới kể với ta.
Hóa ra trong những ngày lão thái thái bệnh nặng, Minh Nguyệt phải dùng tay bò đến bên bếp, dựa vào bàn mà nấu ăn.
Rồi lại bò tới bên giường của lão thái thái.
Hôm đó khi nấu cơm, Tùng Bách đã đỡ nàng ngồi sang một bên.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Trong ánh mắt ngỡ ngàng của Minh Nguyệt, nó thuần thục vo gạo, nấu cơm, xào rau.
Đợi cơm canh xong xuôi, nó lại đỡ Minh Nguyệt vào phòng của lão thái thái, còn mình thì bê bát từng thìa đút bà ăn.
Làm hai bà cháu cảm động đến rơi nước mắt không ngừng.
Ta khẽ gõ vào mũi Tùng Bách.
“Ta đã nói rồi mà, Tùng Bách của chúng ta tuy nhỏ, nhưng biết làm bao nhiêu việc giỏi giang!”
3
Lão thái thái sau khi uống thuốc, bệnh tình dần chuyển biến tốt hơn.
Bệnh của bà vốn khởi từ tâm. Nhi tử và tức phụ bị thổ phỉ g.i.ế.c hại trên đường về nhà.
Sau đó, tôn tử một lòng muốn báo thù cho song thân, tự mình tòng quân, cuối cùng bỏ mạng nơi sa trường.
Đứa tôn nữ yêu thương như ngọc trong lòng bàn tay, lại ngay trước mắt bà ngã gãy chân, trở thành một kẻ què.
Tất cả những chuyện này khiến lòng bà uất kết không thôi, mãi không thể buông xuống.
Lý thúc từng nói với ta, dù có đủ thuốc cũng chưa đủ, bà còn cần phải mở lòng.
Ta nghĩ tâm kết lớn nhất của bà lúc này e rằng chính là Minh Nguyệt, bèn làm một đôi nạng đưa cho Minh Nguyệt.
Nhìn Minh Nguyệt có lúc có thể đi vài vòng trong sân, lòng bà tự nhiên thoải mái hơn, tâm mở ra, bệnh liền khỏi.
Mọi việc trong nhà đã sắp xếp ổn thỏa, ta bèn yên tâm ra ngoài tìm việc làm.
Ta đến hỏi thợ mộc xem có cần người làm không.
Ông ta chê tay nghề ta kém, hơn nữa tiệm thợ mộc toàn nam nhân, một nữ nhân như ta ở đó quả là bất tiện.
Ta lại đến tửu lâu hỏi có cần người chạy bàn không, họ cười bảo đã từng thấy nữ nhân nào chạy bàn bao giờ chưa.
Tiệm thêu thì cần người, nhưng ta chưa từng học những việc khéo léo như thế.
Cuối cùng, mỗi ngày ta chỉ có thể chạy ra bến tàu năn nỉ cai thầu cho ta khuân vác hàng hóa.
Cai thầu đồng ý, nhưng tiền công của ta chỉ bằng một nửa so với người khác, lý do là ta là nữ nhân, làm việc không được bằng nam nhân.
Mỗi ngày làm từ sáng đến tối, mệt đến tứ chi rã rời, chỉ kiếm được vài đồng tiền lẻ.
Nhìn thùng gạo sắp cạn đáy, lòng ta không khỏi lo lắng.