3
Ăn tối xong, tôi khóa chặt cửa nẻo từ sớm, đốt đèn lên, đọc sách mang từ nhà đến. Dù sao thì đây cũng là cái thời mà muốn gọi điện thoại còn phải cầm phiếu ra thành phố tìm nhân viên tổng đài , cũng chẳng có điện thoại di động mà nghịch.
Tháng trước tôi có nhắc với người trong thôn rằng cái cầu độc mộc trên sông Đại Hà này thật sự quá nguy hiểm, trẻ con trong thôn tuy rằng nghịch ngợm, nhưng nếu gặp phải lũ lớn thì ngay cả đàn ông cũng bị cuốn trôi đi mất. Nhắc đến những vụ việc năm xưa, mọi người bàn nhau ngày mai bắt đầu sửa cầu.
Càng đọc mí mắt càng trĩu nặng, tôi thiếp đi lúc nào không hay.
Sáng sớm hôm sau, trời còn chưa sáng hẳn, tôi đã bị một cảm giác cảm giác nhớp nháp làm cho tỉnh giấc.
Lật chăn ra xem, một vệt m.á.u to bằng bàn tay in trên ga giường.
Tôi thu dọn sạch sẽ bản thân, định mang ga giường và quần đi ra bờ sông giặt.
Đột nhiên cửa lớn “kẽo kẹt” một tiếng mở ra.
Tôi hé mắt nhìn qua khe cửa, Tống Thư Thành bước chân vội vã đi vào nhà, mặt mày hớn hở, lao thẳng vào bếp.
Tôi không nghĩ nhiều, cứ tưởng hắn bị táo bón ba ngày, nay “tào tháo đuổi” nên mới vui vẻ như vậy.
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Bưng chậu và cái chày giặt quần áo lên, tôi ra bờ sông.
Đến khi tôi giặt xong, trời đã sáng hẳn, dân làng cũng lục tục kéo nhau đến.
Thím Thúy, người có thể coi là hội trưởng phụ nữ thôn, kéo tay tôi, cười đến mắt híp cả lại.
“Trí thức Mạnh à, cái bài Bát Đoạn Cẩm mà cháu dạy lần trước thật là hay đó, thím tập liên tục bốn năm ngày nay rồi, bây giờ tinh thần sảng khoái hẳn ra!”
Trong thôn tôi thích nhất là thím Thúy, tính tình tốt bụng, lại biết điều, không giống như những người khác, toàn thích nói xấu sau lưng.
Tôi cười cười nói chuyện phiếm với bà, liếc mắt nhìn thấy Bành Sinh đang ngồi dưới gốc cây. Miệng ngậm cọng cỏ đuôi chó, trông kiểu gì cũng thấy xấu tính.
“Thím Thúy, cháu phải về phơi quần áo đã, lát nữa cháu qua ngay.”
Tôi về đến sân thì thấy Tống Thư Thành đang cầm mấy thứ công cụ dùng để sửa cầu chuẩn bị ra khỏi nhà.
Thấy tôi về, ánh mắt hắn có chút né tránh.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/gian-phu-dam-phu-thap-nien-80/chuong-2.html.]
“À, à Thu Nhiên, đồ ăn vẫn còn đang hâm nóng trong nồi đó, em nhớ ăn rồi hẵng qua nhé, hôm nay làm nhiều việc lắm, sẽ mệt đó.”
Tôi ừ một tiếng: “Dạ, lát nữa em sẽ đi ăn, anh cứ qua trước đi ạ.”
Vừa quay đầu lại thì tôi nhìn thấy một vệt hồng phấn trên cổ hắn, tò mò hỏi: “Anh Thư Thành, cổ anh sao thế ạ?”
Hắn gượng gạo đưa tay gãi gãi, hiền lành: “À, em nói cái này hả, tối hôm qua bị muỗi đốt đó.”
Tôi gật gật đầu, đi thay bộ quần áo mặc đi làm, rồi qua phụ giúp.
4
Đàn bà thì phụ trách nấu nước nấu cơm, khiêng vác đồ vật nhẹ, đàn ông thì phụ trách làm việc nặng.
Một cái nồi gang đang bốc hơi nghi ngút dưới gốc cây, nước vẫn chưa sôi.
Một đám phụ nữ vây quanh ngồi trên những tảng đá và bên đống lửa, người thì khoe khoang chồng mình, người thì ngắm nghía mấy chàng trai trẻ tuổi.
“Ấy, chị Hai à tôi nói thật, nhà họ Bành tuy rằng nghèo thật, nhưng thằng Bành Sinh này đúng là siêng năng đó, gỗ một khiêng là hai cây. Chứ như nhà tôi ấy mà, bưng bát cơm còn sợ mình bị đè c.h.ế.t ấy chứ.”
“Ai bảo không phải chứ, nhà tôi bây giờ cũng thế đó, cơm không đút đến tận mồm thì thôi, không thì lật cả bàn lên cho mà xem.”
“Này, các cô bảo xem, thằng Bành Sinh này to cao thế kia, cũng phải mét chín chứ chẳng chơi, lại còn khỏe mạnh nữa, ai mà lấy được nó thì cũng hưởng phúc đấy nhỉ.”
Một đám phụ nữ trong nháy mắt cười phá lên, thím Lưu t nhe răng quay đầu lại nhìn thấy tôi, vội vàng nín cười, hạ thấp giọng.
“Thôi thôi thôi, Trí thức Mạnh kìa, người ta là tiểu cô nương thành phố đến đây đấy, đừng có làm người ta ngượng.”
Tôi ngoan ngoãn cười cười, giả bộ như không hiểu gì.
Thực ra cái bắp tay lực lưỡng của Bành Sinh lúc cởi áo khoác ra tôi đã liếc mắt nhìn không biết bao nhiêu lần rồi, đôi bàn tay đầy những vết chai sạn kia nâng một cây gỗ lên vai, mồ hôi từ trên trán rơi xuống.
Có lẽ ánh mắt của tôi quá nóng bỏng, anh ta quay đầu nhìn về phía này một cái. Tôi vội vàng đứng dậy hỏi thím Thúy đang đứng bên cạnh: “Thím à, sửa cầu chúng cháu cũng có biết làm đâu, đồ đạc cũng khiêng gần xong rồi, cứ ngồi không thế này ạ?”
thím Thuý vỗ vỗ tay tôi: “Ôi dào con bé ngốc này, nhìn cái dáng vẻ siêng năng của cháu kìa, lát nữa là phải bắt đầu nấu cơm rồi, bây giờ cứ nghỉ ngơi một lát đã.”