Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Dựa Dẫm Vào Nhau - Chương 4

Cập nhật lúc: 2024-11-20 15:40:38
Lượt xem: 1,679

Ông nói rất chân thật và ta cũng thật lòng bĩu môi: "Nhưng sau này ta đâu có thi khoa cử, học thuộc để làm gì chứ?"

Đáng thương thay, lão già ấy bị ta chọc tức đến mức râu dựng cả lên. Sau hai ngày hậm hực, ông lục trong nhà ra một cuốn sách về Tam tòng Tứ đức, đặt mạnh xuống trước mặt ta và nói: "Lỗi ở ta, quên mất con là con gái, đâu cần thi khoa cử. Đây là cuốn sách ta mua từ hồi còn trẻ, nghĩ nếu sau này có con gái sẽ dạy nó học. Nhưng cả đời chẳng sinh được đứa nào, thôi thì để con đọc vậy."

Cuốn sách ấy đúng là thứ phiền phức, ta đọc ba ngày mà giận suốt ba ngày. Trong đó dạy rằng những người như mẫu thân hay tẩu tẩu ta – dám véo tai phu quân, làm chủ chuyện lớn trong nhà – đều phải bị dìm vào lồng heo. Ta tức không chịu được, thật sự đã đem cuốn sách ấy ném xuống sông để "ngâm lồng heo."

Mẫu thân đuổi đánh ta mấy ngày liền, vừa đánh vừa mắng: "Đồ phá của! Là giấy thì ném vào bếp làm củi còn hơn là vứt xuống sông như vậy chứ!"

Tẩu tẩu thì che miệng cười trộm, sau lưng lại nói nhỏ với ta: "Mẫu thân đánh là để lão đồng sinh thấy thôi. Thực ra bà cũng không muốn muội học mấy thứ đó. Con gái học những điều ấy chỉ chịu thiệt mà thôi."

Ta chẳng giấu được chuyện, viết hết những bực dọc này kể cho Triệu Thanh Trúc, còn hỏi: “Nếu ta không học nữa, huynh có giận ta không?”

Lần này, thư hồi âm của hắn khiến ta phải đợi rất lâu. Chúng ta gửi thư thông qua một người gánh hàng rong ở làng bên. Mỗi ngày mồng Một và ngày rằm hằng tháng, hắn thường ra chợ gần đền Thành Hoàng, mà đền lại nằm không xa học đường của hắn. Chỉ cần trả một văn tiền, người gánh hàng sẽ tiện đường mang thư đi giúp.

Khi ta hỏi người gánh hàng rong: “Huynh ấy có gầy đi không?”

Người gánh hàng gãi đầu, đáp: "Ta là đàn ông, làm sao để ý hắn gầy hay không? Nhưng dưới mắt có hai quầng thâm lớn, chắc chắn có chuyện phiền lòng không ngủ được."

Nghe xong ta càng bồn chồn, cắn răng mở thư. Trong thư, hắn viết rất ngay ngắn: "Liễu Nha, muội và mọi người ở nhà đều ổn chứ? Ta đã nhận được thư và hiểu nỗi băn khoăn của muội. Ban đầu ta không thể thông cảm, đã viết mấy trang định khuyên muội về lợi ích của việc học. Nhưng sáng nay, ta bỗng nghĩ thông suốt: Rồng sinh chín con, mỗi con mỗi khác, huống chi là giữa người với người. Việc học tập là chí hướng của ta, không nhất thiết phải ép buộc muội. Nếu việc đọc sách khiến muội phiền lòng, chúng ta có thể tạm dừng việc ấy. Nhưng mỗi tháng, thư từ thì nhất định không được ngắt. Dù chỉ kể ta nghe hôm nay muội ngắm một bông hoa ra sao cũng được."

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/dua-dam-vao-nhau/chuong-4.html.]

Hắn luôn viết thư thật đơn giản dễ hiểu, nhưng bức thư này là khiến ta vui nhất. Hắn không trách ta, còn muốn nghe ta kể chuyện mỗi ngày.

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

Ta liền viết thật tỉ mỉ. Từ nhỏ, ta đã thích trồng trọt. Khi còn bé, sức còn yếu, ta chỉ đào hố trong sân để trồng hoa trồng cỏ. Lớn hơn một chút, ta đã có thể vác cuốc theo phụ thân ra đồng, cùng mẫu thân chăm sóc vườn rau.

Đều là những chuyện nhỏ nhặt, nhưng ta sợ sau này sẽ quên mất, bèn mua loại giấy rẻ nhất từ người gánh hàng, dùng cành cây đốt thành than làm bút, ngày ngày ghi lại tỉ mỉ. Những ngày nào có chuyện thú vị nhất, ta chọn ra, rồi viết thành thư gửi cho Triệu Thanh Trúc.

Bài vở ở trường học rất nặng, một năm Triệu Thanh Trúc chỉ có thể về nhà một hai lần.

Có lần trùng vào mùa thu hoạch, khi hắn trở về, hắn xuống ruộng giúp đỡ gia đình.

Sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, hắn lại ngồi lật từng trang về những ghi chép mà ta chưa gửi, cẩn thận đọc từng tờ như thể đó là bảo vật. Những ngày ấy, ngay cả tiếng ruồi vo ve cũng chẳng làm ta thấy phiền lòng.

Đặc biệt là khi tẩu tẩu sinh hai đứa nhỏ Viễn Trình và Viễn Hinh, hắn ở nhà đến nửa tháng trời.

Nhưng từ năm hắn mười lăm tuổi, ngay cả dịp Tết hắn cũng không trở về. Thầy của hắn rất xem trọng hắn, từng đích thân đến nhà nói với tẩu tẩu rằng: "Hắn cần trân quý từng khắc từng giây để học tập. Sớm thành tài chính là cách đóng góp lớn nhất cho gia đình."

Hắn lâu ngày không trở về, trong làng bắt đầu xuất hiện những lời đàm tiếu. Người thẩm xấu tính của hắn lại đến sân nhà ta, vừa ăn hạt dưa vừa buông lời cay nghiệt: "Nhà các người thắt lưng buộc bụng để chu cấp cho hắn, vậy mà một năm qua cũng chẳng thấy mặt mũi hắn đâu. Chắc hắn ở bên ngoài học hành chẳng ra gì, cầm tiền nhà các người đi hưởng thụ thì có. Dù may mắn thi đỗ được danh vị gì, đến lúc đó liệu hắn có còn coi trọng Liễu Nha nhà các người không?”

“Hừ, từ đầu hắn đã là thằng nhóc vong ân bội nghĩa. Năm đó, chúng ta muốn đưa Hương Lan đi làm thiếp cho một lão nhà giàu để hưởng phúc, nó sợ không còn ai nuôi nó nên mới mang luật lệ ra dọa người."

Huynh trưởng ta không chịu nổi, cầm ngay cây chổi lớn quật lên người bà ta, quát: "Hưởng phúc? Bà gả tỷ tỷ nhà người ta cho một lão già làm thiếp để hưởng phúc sao? Hôm nay ta phải đánh bà quỵ xuống, rồi đưa bà đi hưởng cái 'phúc' đó!"

Loading...