Đám đông càng thêm sôi nổi:
“Xem này, nhà họ Liễu có tiền cho cháu trai mỗi ngày một quả trứng, một ly sữa, nhưng lại không có tiền giúp đứa con lớn đang vật lộn kiếm sống trên đất hoang.”
“Nghe nói cháu gái họ về thành phố sống cả năm trời, mà ông bà chẳng thèm nhắc đến cô bé.”
“Ông bà này thật sự không chỉ thiên vị mà còn quá vô tình.”
Tôi gọi điện cho bố mẹ.
Khi biết tôi đỗ trường trọng điểm với số điểm sát nút, cả hai vui mừng đến rơi nước mắt.
Bố nói:
“Học phí trường trọng điểm là bao nhiêu? Số tiền bố mẹ chuẩn bị cho con có đủ không? Nếu không đủ, bố mẹ sẽ tìm cách gửi thêm.”
Tôi an ủi:
“Đủ rồi bố ạ. Trong giấy báo tuyển sinh ghi rõ học phí cộng với tiền sách vở là 23 đồng. Con còn có thể dán hộp diêm kiếm thêm trước khi trường khai giảng.
“Bố, đừng vào rừng nữa. Trong rừng có thú dữ, nguy hiểm lắm.”
Bố trấn an tôi:
“Con yên tâm, bố biết nguy hiểm, sẽ không đi đâu.”
15
Vì chuyện của Diệu Tông, ông nội tức giận đến mức đổ bệnh.
Chú thím không ai đến chăm sóc ông, vì Diệu Tông đã bỏ nhà đi.
Chú thím bận tìm con trai, nào còn tâm trí lo cho cha mẹ.
Bà nội tuổi cao sức yếu, chỉ trông ông ở bệnh viện được một đêm rồi không chịu nổi.
Đến lúc quan trọng, vẫn là cô dượng tôi phải chạy đôn chạy đáo lo liệu.
Bà nội nắm tay cô, nghẹn ngào nói:
“Con gái vẫn là người gần gũi nhất.”
Ông nội rơi nước mắt:
“Là ba mù quáng, nhìn nhầm người.”
Tần Khải khẽ chọc tôi, nói nhỏ:
“Chị Thanh Thanh, chị có tin không? Chỉ cần nhà chú thím trở lại, ông bà ngoại lại sẽ thiên vị họ thôi.”
Tôi nhướn mày, cố ý nói lớn:
“Sao có thể chứ! Ông nội đâu phải hồ đồ!
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
“Em thấy đấy, ông bệnh đến sáu ngày, chị nghe nói Diệu Tông cũng đã tìm về rồi, mà chú thím vẫn không đến một lần.
“Ông nội sao có thể tiếp tục thiên vị họ được nữa!”
Ông nội nghe thấy, lần đầu tiên không mắng tôi mà nói:
“Thanh Thanh nói đúng, trước đây là ông nhìn không rõ.”
Không chỉ vậy, ông còn đưa cho tôi 20 đồng, bảo tôi để dành học cấp ba.
Tôi sợ ông đổi ý, chưa kịp để cô dượng lên tiếng đã vội nhận tiền:
“Cảm ơn ông nội!”
Cô vừa khóc vừa cười, bất lực nhìn tôi.
Nhưng quả nhiên, khi ông nội xuất viện, chú thím dẫn Diệu Tông đến nói vài lời xin lỗi nhẹ nhàng.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/anh-ca-kho-lam/phan-7.html.]
Ông nội lập tức thay đổi thái độ, rút ra 200 đồng cho Diệu Tông đi học trường kỹ thuật.
Ông còn nói:
“Chờ Diệu Tông tốt nghiệp, ông sẽ tìm mọi cách, dù mất mặt cũng phải lo cho nó vào nhà máy làm công nhân tạm thời, sau đó sẽ tính cách chuyển thành chính thức.”
Nghe vậy, tôi chỉ thầm cảm thấy may mắn vì đã không từ chối 20 đồng mà ông đưa cho tôi.
16
Sau khi ông nội xuất viện, tôi cũng bắt đầu cuộc sống học cấp ba.
Trường Nhất Trung cách xa nhà hơn nhiều so với trường trước đây, khoảng hơn 6 dặm.
Phần lớn bạn học đều ở nội trú. Cô, dượng cũng đề nghị tôi nên ở lại trường.
Tôi từ chối:
“Cô, dượng ạ, con đã tính rồi. Nếu ở lại trường, con phải đóng phí nội trú, mất 12 đồng.
“Hơn nữa, ở lại trường phải ăn cơm tại căng tin. Một lạng phiếu lương nấu ở nhà được 2 lạng cơm, nhưng nấu ở căng tin lại chỉ được đúng 1 lạng cơm thôi.”
Cô lo lắng:
“Nhưng mỗi ngày con đi lại bốn lượt, phải đi hơn 20 dặm đường… sao mà chịu nổi?”
Tôi mỉm cười:
“Xem như rèn luyện sức khỏe thôi cô ạ.”
Cô bất lực:
“Thôi được.”
Em họ Tần Khải cũng vừa vào lớp 6.
Tôi tập trung kèm em học tiếng Anh, vì không muốn em lại giống tôi – thua ngay từ vạch xuất phát.
Dượng đã làm một việc lớn: ông đổi chiếc tivi trong nhà để lấy một máy cassette.
Lý do chỉ để chúng tôi học tiếng Anh tốt hơn.
Có người nói dượng ngốc, vì phiếu mua tivi khó kiếm biết bao!
Nhưng dượng đáp:
“Vì việc học của bọn trẻ, đáng giá.”
Kỳ nghỉ hè năm lớp 10, tôi không về quê.
Tôi đến thành phố gần nhất – Giang Thành, nhập một lô vớ về bán ở quảng trường.
Quảng trường có rất nhiều sạp hàng: vá nồi, mài dao, bán dầu gội đầu.
Vào ngày may mắn, tôi có thể kiếm được 5 đồng.
Để tiết kiệm thời gian, tôi không về nhà ăn cơm, chỉ cố gắng bán thêm vài đôi vớ.
Cô lo tôi đói nên nhờ Tần Khải mang cơm đến cho tôi.
Nhân lúc ăn xong, tôi tranh thủ dạy thêm cho cậu.
Kết thúc kỳ nghỉ hè, tôi kiếm được gần 100 đồng.
Dưới ánh đèn dầu, tôi cẩn thận đếm đi đếm lại xấp tiền dày.
Với số tiền này, tôi có thể yên tâm học hết lớp 11, chuẩn bị thi đại học mà không cần vừa học vừa làm.
Nhưng ông trời luôn keo kiệt với tôi.
Ngài vừa cho tôi chút ánh sáng, liền tìm cách lấy đi nhiều thứ hơn.