Đám đàn ông hỏi mẹ tôi: “Giờ sao chị? Có cần đuổi hết bọn họ đi không?”
Mẹ tôi bảo không cần, rồi ung dung lấy từ trong túi ra một xấp báo — chính là bài viết phanh phui vụ việc lần trước.
Hôm đó, mẹ tôi mua 100 tờ báo.
“Đến, giúp một tay nhé? Phát giúp tôi.”
Thế là, mấy người đàn ông to con chọn ra người trông hiền lành nhất, cầm báo đi phát như phát tờ rơi, mời đám người hiếu kỳ ăn dưa theo cách đúng đắn.
Đồng thời không quên giải thích:
“Người đang chửi ầm trời kia, chính là bà mẹ chồng ác độc trong báo! Bòn rút giá trị con dâu đến cạn kiệt, rồi thì chửi rủa đánh đập, còn đánh gãy tay cháu ruột.”
“Người đang khóc lóc kia, là tiểu tam mò vào nhà, dựa vào việc sinh được con trai mà đuổi chính thất ra khỏi cửa! Mọi người nói xem, thế có phải là việc con người làm không? Quan trọng là, cô ta còn là chị họ của chính thất nữa! Nói ra mà thấy mất mặt!”
“Thỏ bị dồn còn cắn người! Cái nhà này tòa đã xử rồi, mọi người nói xem, có nên thu về hay không?”
Chỉ một lúc sau, dư luận xoay chiều —
“Thì ra là bà ta! Trước đọc báo còn nghĩ thời nào rồi mà còn loại người như thế? Tội nghiệp cho chính thất, lấy trúng cái nhà kiểu này!”
“Leo tường đến tận nhà em họ, thế này thì là hạng gì?”
“Tôi nhớ ra rồi, dạo trước có vụ ném đồ từ trên lầu xuống, thì ra là nhà này đang đuổi chính thất đi!”
“Đứa con nhà này đúng là chẳng ra gì, suốt ngày ở trên lầu b.ắ.n s.ú.n.g đồ chơi vào người, người nhà cũng mặc kệ, con tiểu tam sinh ra thì đúng là vô giáo dục!”
...
Bà nội tôi, Dương Mỹ, và đứa con của Dương Mỹ Tào Thanh Thư, trong tiếng chỉ trích của mọi người như chuột chạy qua phố, chỉ kịp nhặt vài món đồ giá trị rồi vội vã bỏ đi.
Mẹ tôi đứng trên ban công, nhìn mọi chuyện xảy ra dưới lầu, nét mặt thản nhiên.
Khi đó tôi không hiểu, đã từng, khi đối mặt với sự phản bội của ba, mẹ tôi sôi m.á.u đến mức muốn cùng chết, vì sao giờ đây lại như người ngoài cuộc? Mọi chuyện xảy ra, như chẳng liên quan đến bà.
Trong nhà vang lên tiếng “bình bình bốp bốp”, tiếng búa không chút nương tay nện xuống đồ đạc và điện máy.
Tiếng kính vỡ, tiếng kim loại va chạm, tiếng gỗ gãy nát đan xen vào nhau, như một bản hòa tấu của số phận.
“Chị à, nói thật lòng, mấy món này còn tốt lắm, đập đi thì tiếc quá.”
“Tôi thích!”
Mẹ tôi một người bình thường rất tiết kiệm lúc này, chỉ vì một chữ “thích”, mà đập bỏ hơn mười vạn.
Cùng với những thứ bị đập nát, còn có tuổi xuân của mẹ, đã bị chó ăn mất.
So với nhà ở, quá trình thu lại cửa tiệm diễn ra nhẹ nhàng hơn nhiều.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ai-noi-con-gai-khong-bang-con-trai/7.html.]
Ba tôi thật ra là kẻ nhát gan.
Năm đó làm trong dây chuyền sản xuất, bị người ta bắt nạt cũng không dám lên tiếng, nói là vì đại cục.
Sau này, dù là đi chạy mối hay mở tiệm riêng, việc tìm khách hàng, bàn chuyện làm ăn đều do mẹ tôi lo, ông thì bảo mình hướng nội, kiểu như “rối loạn xã hội mức nhẹ”, phần kinh doanh chỉ lo kỹ thuật.
Sau này nữa, khi bà nội và Dương Mỹ thừa lúc tôi nằm viện định chiếm nhà, ba tôi cũng im như thóc, mẹ tôi gào thét trong điện thoại thế nào, ông vẫn chỉ lắng nghe.
Tại tòa hôm đó, chủ lực vẫn là bà nội...
Vậy nên, khi bà nội và Dương Mỹ lần lượt thua trận, ba tôi bên này lập tức rút lui không đánh.
Ông chỉ từ xa liếc nhìn mẹ tôi một cái, rồi lặng lẽ biến mất.
Cửa tiệm có hai người làm thuê, thấy mẹ tôi quay lại thì mừng rỡ.
“Chị Dương ơi, tụi em chỉ mong chị quay lại thôi! Mấy hôm anh Tào ở đây, chẳng có được mấy đơn hàng!”
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
“Trời ơi, ai mà ngờ anh Tào lại là người như vậy, bình thường nhìn ngoan ngoãn hiền lành lắm mà…”
11
Sau chuyện đó, tôi học được từ mẹ hai loại sức mạnh:
Một là sức mạnh dám liều, dám đánh đổi tất cả.
Hai là sức mạnh của sự điềm tĩnh.
Mẹ tôi bán căn nhà cũ đi, bỏ thêm ít tiền, mua lại một căn nhà mới.
Việc kinh doanh cửa tiệm vẫn tiếp tục, mẹ tôi dậy sớm thức khuya, lao vào tìm đơn hàng điên cuồng, bận rộn nhất đến mức phải thuê ngoài để làm bớt.
Tôi hỏi mẹ: Mẹ có mệt không?
Mẹ cười trả lời: “Kiếm tiền cho mình tiêu, mệt gì chứ? Trước đây kiếm được mười đồng, ba người xài, ba con còn giấu một ít, đem nuôi thêm hai người ngoài, giờ thì chỉ có mẹ và con tiêu thôi.”
Mẹ tôi thích mua sách cho tôi.
Bà nói bà không có học, đã từng chịu thiệt vì không có học, nên hy vọng sau này tôi trở thành người có học vấn.
Mẹ tôi cũng thích đăng ký lớp học cho tôi.
Toán nâng cao, tiếng Anh, diễn thuyết, vẽ tranh... hễ nghe nói chuyện học hành đang cạnh tranh, bà sợ tôi bị tụt lại phía sau.
Tôi làm sao dám tụt lại?
Chứng kiến toàn bộ quá trình mẹ tôi trở mặt với nhà họ Tào, điều tôi cảm nhận sâu sắc nhất là: thế giới này chẳng thể dựa dẫm vào ai, chỉ có thể dựa vào chính mình!
Khí chất của người phụ nữ, không đến từ bất kỳ ai, chỉ đến từ bản thân họ.