07
Để thắng vụ kiện này, mẹ tôi đã thuê luật sư chuyên nghiệp, chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng.
Bao gồm cả ghi âm các cuộc điện thoại những ngày qua, bằng chứng ba tôi ngoại tình nhiều năm, và chứng cứ bà nội đánh tôi, đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà...
Phía ba tôi, không rõ là quá tự tin hay không có ai chịu nhận vụ của họ, nên tự bào chữa hoàn toàn, trọng tâm chỉ có một điều:
Cả làng đều như thế, tài sản thì phải để lại cho con trai, hương hỏa quan trọng hơn tất cả.
Họ gây náo loạn trong phiên tòa, lúc thì chửi mẹ tôi là sao chổi, nói bà không biết ăn mặc trang điểm, phá phong thủy của ba tôi, đáng bị đuổi khỏi nhà; lúc thì nói tôi là đồ vô dụng, hỏi tại sao tiền do ba tôi kiếm mà lại để cho tôi?
Ba tôi vốn đã là bên sai, thêm vào đó tư tưởng của họ quá lạc hậu, mà hôm đó thẩm phán lại là phụ nữ, thư ký tòa cũng là phụ nữ.
Kết quả phiên tòa không cần nói cũng biết.
Dù là việc kinh doanh, nhà cửa, hay tiền gửi tiết kiệm, đều được xử cho mẹ tôi.
Bà nội tôi không chịu, m.ô.n.g vừa chạm đất liền duỗi thẳng hai chân, ngửa người ra sau, như một con sâu mẹ bị nước sôi tạt trúng, lăn lộn dưới đất không ngừng.
“Trời ơi là trời! Quan tòa bị mua chuộc rồi! Bà già này biết đi đâu đòi công lý đây?”
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
“Con trai tôi cực khổ cả đời, giờ một xu cũng không có, chẳng phải là muốn ép chúng tôi c.h.ế.t sao?”
“Huhu, nếu không đổi lại phán quyết, tôi cả đời này không đứng dậy nữa! Nằm luôn ở đây không đi đâu hết!”
Thẩm phán đứng yên, chỉ liếc bà ta hai cái, rồi đi thẳng.
Một lát sau, cảnh sát tòa án “mời” bà nội tôi ra ngoài, bà vừa đi vừa gào, nói từ nay sẽ đến trước cổng tòa án biểu tình mỗi ngày.
Mẹ tôi đang nói chuyện với luật sư, nhìn bà nội tôi như thể đang nhìn một kẻ ngốc.
“Đồ sao chổi! Đừng tưởng kiện thắng rồi thì nhà là của mày! Muốn lấy nhà, trừ khi bước qua xác bà già này!”
Mẹ tôi cười nói không dám.
Bà nội lại càng đắc ý, tiếp tục làm loạn trước cổng tòa án một trận nữa.
Sau khi được cảnh sát tòa án phổ biến pháp luật lần nữa, bà mới chịu ngưng, rồi kéo ba tôi ngồi lì giữa cổng chính, phồng má lên, im lặng.
“Chị tính sao?” Luật sư nghiêng đầu hỏi mẹ tôi.
“Tất nhiên là giúp bà ta một tay rồi.” Mẹ tôi vẫn cười, trong mắt là những điều tôi không hiểu được.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ai-noi-con-gai-khong-bang-con-trai/5.html.]
“Người già, thật không dễ dàng gì.”
08
Bà nội tôi ngồi lì trước cổng tòa án suốt ba ngày.
Đến ngày thứ tư, có phóng viên đến phỏng vấn, hỏi bà có nỗi oan gì, có cần đưa tin không.
Bà như vớ được cọng rơm cứu mạng, tuôn ra như trút, kể hết chuyện nhà tôi, một mực khẳng định thẩm phán đã nhận tiền bẩn của mẹ tôi, cầu xin phóng viên làm “bao công” đưa tin, đòi lại công bằng.
Sau khi phỏng vấn bà tôi, phóng viên tiếp tục phỏng vấn thẩm phán, cảnh sát tòa án, thư ký tòa, rồi đến cả mẹ tôi…
Một ngày sau, trang đầu mục xã hội của báo buổi tối địa phương đăng bài phóng sự lớn về vụ việc này.
Tiêu điểm là: chồng tệ ngoại tình, tiểu tam chiếm nhà của vợ cả, tư tưởng trọng nam khinh nữ ở nông thôn, và bà già không biết pháp luật, vô lý làm loạn...
Câu chuyện quá kỳ quặc, đề tài đủ nóng, lượt chia sẻ trên mạng tăng vọt, từ online đến offline, khắp nơi đều xôn xao, vô số người thốt lên những câu hỏi cõi lòng:
Rốt cuộc là sự suy đồi của đạo đức, hay sự vặn vẹo của nhân tính?
Bà nội tôi ngồi ở cổng tòa án, mỗi ngày đều bị người qua lại chỉ trỏ.
“Chính là bà ta đó! Ăn bánh bao nhúng m.á.u người!”
“Làm con dâu nhà bà ta đúng là xui tám kiếp, dâu không phải người, vắt kiệt rồi vứt đi! Cháu gái thì đánh suýt chết!”
“Vậy mà còn mở miệng kêu oan? Phì!”
Sau hai ngày hứng đủ ánh mắt khinh thường, cuối cùng bà tôi cũng tìm ra “nguồn gốc tai họa”.
Thế là, chỗ ngồi lì của bà chuyển từ cổng tòa án sang cổng tòa soạn báo.
Tòa soạn cũng chẳng thèm quản, bà thích ngồi thì ngồi, dù sao ngay bảng tin trước cửa cũng có chân dung và bài báo về bà, coi như triển lãm người thật miễn phí.
09
Thời đó, trưởng thôn chưa gọi là “trưởng thôn”, mà vẫn gọi là “xã trưởng”.
Trên bàn của xã trưởng và bí thư chi bộ mỗi ngày đều có vài món không thể thiếu, nhất định phải có báo sáng và báo tối.
Báo thì không đọc mỗi ngày, chỉ thỉnh thoảng lật xem.
Vậy nên, đến khi xã trưởng và bí thư xem được bài báo, sự việc đã trôi qua mấy ngày rồi!