HUY CHƯƠNG QUÂN CÔNG CỦA BÀ NGOẠI - 4
Cập nhật lúc: 2024-10-13 06:40:31
Lượt xem: 1,221
Bà mở nắp hộp đã bong tróc sơn.
Những ngôi sao năm cánh màu đỏ sáng lấp lánh.
Từng chiếc huy chương quân công, lặng lẽ nằm trong chiếc hộp bánh trung thu không mấy nổi bật đó.
Mỗi chiếc huy chương đều kể về những vinh quang tuyệt đối trong những năm tháng m.á.u lửa.
Tôi tròn mắt kinh ngạc, không thể tin được.
Bà ngoại tôi là một người phụ nữ nông thôn với đôi chân bó chặt, đến đi lại còn không vững, sao lại có nhiều huy chương quân công như thế?
08
Bà ngoại tên là Tưởng Mãn Xuân, sinh ra trong một ngôi làng hẻo lánh và bảo thủ vào thời kỳ Dân Quốc. Những tư tưởng mới và chiến tranh đều chưa lan đến làng, nơi mà tục bó chân vẫn được coi là đẹp.
Bà vốn sinh ra đã ngang ngạnh, để tránh bị bó chân, bà từng leo lên một cây đa lớn và nhịn đói suốt hai ngày hai đêm.
"Cô... có muốn ăn chút gì không?"
Khi bà ngoại tôi đói đến mức gần như ngất đi, bà nghe thấy một giọng nói trong trẻo. Nhìn xuống, bà thấy một chàng trai trẻ đang bưng một nắm dâu tằm chín mọng, ngẩng đầu nhìn bà.
Gió thổi rì rào qua từng tán lá, ánh sáng đan xen, bóng mờ chập chờn.
Đó chính là ông ngoại tôi.
Cuối cùng bà ngoại cũng không thể cãi lại cha mẹ, và bị bó chân, đôi chân trắng trẻo mềm mại bị bẻ cong thành hình tam giác, mỗi bước đi đều đau thấu xương.
Khi lớn lên, bà đã kết hôn với ông ngoại theo ý nguyện, trong ngôi làng nghèo nàn này, chồng làm nông, vợ dệt vải, sinh con đẻ cái.
Thời cuộc loạn lạc, chiến tranh cuối cùng cũng lan đến làng, tất cả các nam giới trong làng đều ra trận, ông ngoại tôi cũng không ngoại lệ.
Sau đó, cả làng khoác lên màu tang trắng.
Tư tưởng mới theo đó cũng lan vào.
Bà ngoại kết thân với một người bạn tốt là "cô Phí": Độc lập và tự do của phụ nữ.
Thế là, trong bộ áo tang, bà ngoại cầm một khẩu súng, loạng choạng ra chiến trường.
Bà và những người đồng đội đã đánh đuổi được giặc Nhật. Trong đội nhỏ của họ, chỉ có bà sống sót.
Với đôi chân nhỏ chưa đến 10cm, bà đã chịu đựng cơn đau tột cùng, leo qua núi tuyết, băng qua thảo nguyên, đi hết chặng đường 25.000 dặm.
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Bà đội chiếc ách* của thời đại cũ, đứng vững trước cánh cổng đen tối của thời đại, mở ra ánh sáng cho Trung Quốc mới.
(*) Ách là một thanh gỗ được dùng giữa một cặp bò hoặc các loài động vật khác để chúng có thể cùng nhau kéo một vật nặng khi làm việc theo cặp
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/huy-chuong-quan-cong-cua-ba-ngoai/4.html.]
Sau chiến tranh, bà chỉ giữ lại những huy chương quân công chứng minh cho những năm tháng m.á.u lửa của mình, rồi quay về làng sống như một người nông dân bình thường.
"Tôi nhất định phải bảo vệ đất nước của mình, nhưng không cần để ý đến danh vọng hay lợi lộc."
09
Tôi đờ đẫn nhìn bà ngoại.
Dù bà đã rất già, nhưng cột sống từng chống chọi qua cả một thế kỷ đen tối ấy, vẫn thẳng đứng hiên ngang, không bao giờ cúi đầu.
Vậy mà, làm sao tôi có thể dùng những cảm xúc nhỏ bé của mình để làm ô uế vinh quang của bà?
Nhưng bà ngoại không bận tâm, bà chỉ biết rằng, cháu gái của bà đã bị ức hiếp, và bà sẽ dùng chứng tích của m.á.u và nước mắt năm xưa để đòi lại công bằng cho tôi.
"Tang Tang, cháu có biết cô Phí không?" Bà ngoại nói từng chữ một, "Bà muốn cháu được tự do."
Tôi lắc đầu, nhìn đôi chân nhỏ mang đôi giày vải màu đỏ tía của bà, đột nhiên nhớ đến chiếc túi xách màu đỏ, thứ mà tôi đã từng thấy từ rất lâu trước đây.
Chúng tôi bất ngờ gặp Chu Thư Ngôn ngoài cửa một nhà hàng trong trung tâm thương mại.
Phía sau anh ta là một nhóm người, trông ai nấy đều có vẻ thành đạt, trong đó có cả chủ nhân của chiếc túi xách đỏ.
Họ cũng nhìn thấy tôi và bà ngoại, có người nhanh chóng để ý đến đôi chân nhỏ của bà và đùa rằng:
"Không ngờ trong nhà anh Chu vẫn còn tàn dư phong kiến nhỉ?"
Sắc mặt Chu Thư Ngôn lập tức thay đổi.
Ôn Như Ngọc mặc một chiếc sườn xám được cắt may tỉ mỉ, lấy từ chiếc túi xách đỏ ra một gói khăn giấy và đưa cho người nói đùa, khẽ bảo rằng miệng người đó chưa lau sạch sau khi ăn.
Tôi và Chu Thư Ngôn đều cảm ơn cô ta bằng ánh mắt.
Khi quay lưng rời đi, tôi cảm nhận được một ánh mắt dò xét dõi theo suốt chặng đường.
Sau đó, Chu Thư Ngôn và tôi cãi nhau to.
"May mà hôm nay Như Ngọc giúp giải vây."
"Về sau đừng đưa bà ngoại đến nữa, bà ấy là sản phẩm của thời đại cũ, ở yên trong làng là được rồi."
Khi đó, tôi còn giận dữ vì sự khinh thường của anh ta đối với bà ngoại, mà không để ý đến cách gọi quá thân mật của anh ta dành cho Ôn Như Ngọc.
Giờ đây ngẫm lại, hóa ra giữa họ đã có dấu hiệu từ lâu.
Nhưng bà ngoại tôi, rõ ràng là nạn nhân của thời phong kiến, sao có thể bị họ khinh thường như vậy?