Chuyện Cũ Của Hà Sơ - Chương 6
Cập nhật lúc: 2025-02-03 14:52:31
Lượt xem: 1,625
Tôi đang mải suy nghĩ miên man thì mẹ tôi bưng một bát súp đến, nhẹ giọng khuyên nhủ:
“Hà nhi, con cũng nên hiểu chuyện đi thôi. Con gái nhà nghèo như chúng ta, sao có thể so bì với thiên kim tiểu thư nhà người ta?”
Tôi không phục:
“Nhưng Trịnh tiểu thư nói, ai cũng bình đẳng. Con sinh ra chẳng thiếu mất cái tai nào so với cô ấy cả.”
Mẹ tôi cười khẩy:
“Xem ra con phục cô Trịnh ấy lắm nhỉ?”
Tôi vốn không muốn thừa nhận, nhưng nghĩ đến nụ cười của cô ấy, tôi vẫn không nhịn được mà khẽ gật đầu.
Bỏ qua chuyện của Nghiêm Lập Đàm, Trịnh Giản vốn dĩ là một cô gái tốt.
Cô ấy thấy tôi đáng thương, thấy tôi ngu dốt, nên chẳng tiếc dạy dỗ tôi, chỉ mong tôi có thể sống tốt hơn.
Trong thời thế loạn lạc này, lòng tốt như vậy đã rất hiếm hoi rồi.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Thấy tôi gật đầu, mẹ tôi tỏ vẻ yên tâm, cười bảo:
“Mẹ còn tưởng con tức tối nên mới bỏ về. Nếu con cũng phục cô ấy, thì cứ làm thiếp đi, nhận cô ấy làm chính thất, cũng đâu có thiệt gì.”
Không đợi tôi trả lời, mẹ tôi đã vội hỏi tiếp:
“Hay là, cô ấy không dung nạp con?”
Tôi xoa xoa thái dương đang nhức nhối, kiên nhẫn giải thích:
“Mẹ, chuyện này không liên quan đến Trịnh tiểu thư. Là do Nghiêm tiên sinh nói, ở chỗ bọn họ có quy tắc không thể cưới ba bốn vợ! Hơn nữa, con cũng đã từ bỏ suy nghĩ đó rồi.”
Mẹ tôi tức đến mức giật bát súp trong tay tôi, không cho tôi ăn tiếp:
“Đồ vô dụng! Thế thì đi làm người hầu, làm quản gia kiếm ít tiền mà sống qua ngày đi!”
Dứt lời, bà dập tắt đèn dầu, quay lưng rời đi.
Trong bóng tối, lòng tôi bỗng sáng rực, đầu óc cũng trở nên minh mẫn hơn bao giờ hết—
Cách này hay đấy!
Không cần phí tâm tư quyến rũ đàn ông, cũng chẳng cần hao tổn tinh thần đấu đá với phụ nữ.
Nếu tôi mà làm căng với Trịnh Giản, vậy sau này còn ai làm bánh kem ngon cho tôi ăn nữa chứ?
Trở lại nhà của Nghiêm Lập Đàm, từ đó tôi chỉ một lòng một dạ làm học sinh—
Ban ngày, khi Trịnh Giản rảnh, tôi tìm cô ấy học đàn piano.
Buổi tối, khi Nghiêm Lập Đàm có thời gian, tôi theo anh ta học chữ, đọc sách.
Nghiêm Lập Đàm vẫn vậy—luôn mặc vest chỉnh tề, phong thái ung dung, nho nhã.
Anh ta mỉm cười hỏi tôi:
“Diệp Hà Sơ, em vẫn nhất quyết muốn lấy tôi sao?”
Lần này, tôi lắc đầu.
Anh ta vẫn như cũ, vậy thì người thay đổi, chỉ có thể là tôi.
Tôi đáp:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ajax/get-chapter.]
“Cha mẹ vẫn mong em làm thiếp của anh, nhưng em không muốn."
"Em biết ơn anh, cũng giống như em biết ơn chị Giản, nhưng em không thích anh đến mức muốn làm vợ anh.”
Nhìn thấy nụ cười của Nghiêm Lập Đàm càng thêm sâu, tôi nghĩ, nếu bỏ qua mọi ân oán trước đây, thì anh ta cũng là một người rất tốt.
Vì vậy, tôi bổ sung thêm:
“Không phải kiểu thích rồi muốn làm vợ chồng.”
Nghiêm Lập Đàm cầm quyển sách, nhẹ nhàng gõ lên trán tôi:
“Tiểu Diệp, xem ra em học bấy lâu nay cũng không phí công.”
Anh ta nói với tôi:
“Có nhiều người đọc rất nhiều sách, nhưng đọc xong chưa chắc đã hiểu được bao nhiêu đạo lý.”
Anh ta còn nói:
“Tôi hy vọng sẽ có nhiều người trẻ giống như em, đều có thể đọc sách, học tập và hiểu được những đạo lý đó.”
Lúc đó, tôi nghe mà vẫn còn mơ hồ.
Lúc đó, câu ‘cứu nước cầu sinh’ đối với tôi mà nói cũng chỉ là mấy nét bút đen trắng trên giấy mà thôi.
Mãi đến sau này, khi tôi mang âm nhạc của Trịnh Giản và sách vở của Nghiêm Lập Đàm đến với những thanh niên ngoài kia, tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của nó.
Trịnh Giản dạy ở một trường nữ sinh gần đây, đồng thời tổ chức một dàn hợp xướng, cô ấy vừa đệm đàn, vừa hát chính.
Thỉnh thoảng, cô ấy sẽ dẫn tôi theo, tranh thủ giờ nghỉ giữa các tiết học để chỉ cho tôi cách chơi đàn.
Cô ấy nói với tôi:
“Đừng xem nhẹ âm nhạc. Giống như văn chương, âm nhạc có thể âm thầm thay đổi một con người."
"Hơn nữa, trong tình hình hiện tại, âm nhạc truyền bá nhanh hơn chữ nghĩa rất nhiều."
Tôi đứng bên cạnh cô ấy, cô ấy vừa đánh đàn, vừa ngẩng đầu nhìn tôi.
Đôi mắt của Trịnh Giản lúc nào cũng sáng, và càng trong bóng tối, tôi càng dễ dàng bắt gặp ánh mắt ấy.
“Hy vọng một ngày nào đó, chúng ta có thể hát đi hát lại khúc ca khải hoàn.”
Khi giai điệu mạnh mẽ vang lên, cô ấy lại diễn tấu một bản nhạc mới, vừa đàn vừa dạy tôi hát theo.
Những bài hát cô ấy dạy tôi, luôn tràn đầy ý chí chiến đấu và hi vọng.
Mỗi ngày đều có người ngã xuống trong chiến hỏa, nhưng Trịnh Giản nói:
“Mỗi ngày cũng luôn có người tiếp nhận lá cờ, xông lên phía trước, vì thế mà dân tộc này vẫn đứng vững không gục ngã.”
Tôi sống bên cạnh Nghiêm Lập Đàm hơn một năm, lại đến mùa ngân hạnh có lá xanh lá vàng xen kẽ.
Hôm đó, trên đường từ trường nữ sinh trở về, tôi gặp một người phụ nữ, cả người cô ấy đầy m.á.u me.
Tôi có lòng tốt, bước đến xem thử, nhưng cô ta hoảng loạn, xô tôi ra:
“Đừng bắt tôi! Đừng bắt tôi!”
Rồi lại quan sát tôi thật kỹ, đột nhiên lao đến, nắm chặt lấy tay tôi:
“Cô ơi, xin cô cứu tôi! Chồng tôi thà đánh c.h.ế.t tôi cũng không chịu để tôi đi. Tôi không muốn chết, không muốn c.h.ế.t đâu!”