BÀI GIẢNG ĐẠO LÝ TRÊN BÀN ĂN - Chương 4
Cập nhật lúc: 2025-03-30 14:03:45
Lượt xem: 1,036
Anh ta càng nói càng hăng, hoàn toàn không nhận ra sắc mặt bố tôi đã đen như đáy nồi.
"Hồi con còn nhỏ, cũng nhờ bị bố mẹ rèn giũa thế này nên con mới nên người… Giờ nghĩ lại, con còn thấy biết ơn nữa là…"
Chưa kịp dứt lời, bố tôi đứng dậy. Giọng trầm như tiếng sấm, không cần lớn vẫn khiến người khác im bặt: "Nói xong chưa?"
Trần Dạng giật mình, lắp bắp nói: "…Rồi ạ."
"Nói xong thì cút. Đừng có đứng đây sủa loạn!"
"Trước mặt con nít mà nói năng như bãi rác. Tao cảnh cáo mày, nếu muốn sống yên thì học lấy hai chữ: văn minh!"
"Còn không thì mày với tao, có tao thì không có mày!"
"Giờ thì đi thẳng ra cửa và biến!"
Dứt lời bố tôi vung chân đá thẳng một phát, tiễn Trần Dạng ra khỏi cửa không thương tiếc.
Miêu Miêu tận mắt chứng kiến tất cả, mắt thằng bé đỏ hoe rồi run run hỏi tôi: "Mẹ ơi, có phải con làm sai chuyện gì không?"
Hôm ấy, tôi phải dỗ con rất lâu.
Tôi ôm thằng bé vào lòng, nhẹ nhàng nói:
"Không phải lỗi của con. Con rất giỏi, là người lớn nói sai."
"Bố con nói con như vậy là sai, mà ông ngoại đánh bố con như vậy cũng là sai."
"Nhưng Miêu Miêu à, miệng người khác mình không thể kiểm soát được. Điều quan trọng là con phải biết rõ và tin vào bản thân mình."
"Chỉ cần con biết mình là người tốt… Là người xứng đáng, thì bất cứ lời nào làm con tổn thương cũng cứ coi như gió thổi qua tai."
"Người ta nói điều xấu, mình chỉ mỉm cười và không đáp lại. Đó chính là cách phản đòn tốt nhất!"
Miêu Miêu ngẩng lên, đôi mắt long lanh ánh lệ gật đầu nhẹ như hiểu mà cũng chưa hiểu hết. Tôi biết, mình phải dạy con một điều thật rõ ràng:
Có những kẻ tuy có miệng nhưng không có não. Cũng có người có não, nhưng chẳng có trái tim.
Nhưng con nhất định phải là người có lòng tốt.
Biết nói thì hãy nói lời hay.
Không biết nói thì biết im lặng… đó cũng là một kiểu tử tế.
6.
Sau khi đưa con đến trường, bố gọi tôi ra nói chuyện.
Ông nhìn tôi rồi hỏi thẳng:
"Con gọi bố đến là để dằn mặt Trần Dạng, đúng không?"
"Loại người như nó, con còn mong bố nói vài câu là nó tỉnh ngộ à?"
Tôi nghe vậy liền nghẹn lời. Từ nhỏ đến lớn, tôi với bố nói chuyện đã ít huống hồ là nói những điều thật lòng.
Giờ ông đột nhiên hỏi thẳng như vậy, tôi lại không biết phải trả lời ra sao. Chỉ lặng lẽ cúi đầu, mẹ tôi mất sớm nên tôi lớn lên một tay bố nuôi dạy.
Ông thương tôi, nhưng cách ông thương rất sai. Cái tôi cảm nhận từ ông, chưa bao giờ là tình thân mà chỉ là nỗi sợ.
Hồi nhỏ, chỉ cần nghe thấy tiếng bước chân ông ngoài hành lang là tôi đã run cầm cập, ăn cơm cũng không dám phát ra tiếng, đi trong nhà cũng phải rón rén như mèo bước.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.com.vn/bai-giang-dao-ly-tren-ban-an/chuong-4.html.]
Dù sau này lớn lên, ông đã mua nhà và bù đắp cho tôi đủ điều… Nhưng cái hình ảnh ông nghiến răng nghiến lợi, ánh mắt nghiêm khắc vẫn in sâu trong trí nhớ.
Tuổi thơ của tôi, chính là chuỗi ngày sống trong bất an cùng dè dặt tới từng hơi thở. Và tôi không muốn con trai mình phải sống lại những ngày tháng ấy.
Tôi là một đứa trẻ lớn lên trong gia đình đơn thân, từng mơ có một mái ấm thật sự. Nơi đó có cả bố lẫn mẹ, có tiếng cười bữa cơm và có bàn tay nắm lấy bàn tay… Đó mới là một mái nhà đúng nghĩa.
Tôi gọi bố đến đúng là có mục đích: Tôi muốn dùng cách ông từng “giáo dục” tôi để khiến Trần Dạng thức tỉnh. Nếu anh ta biết sai mà sửa, tôi sẵn sàng cho mọi thứ quay lại vạch xuất phát.
Nhưng bố tôi lắc đầu, lạnh lùng nói: "Loại đàn ông như vậy, bố hiểu quá rõ rồi. Có chec cũng không bỏ được cái thói lấy chà đạp người khác làm niềm vui đâu!"
Tôi chưa kịp phản bác, thì điện thoại đã rung lên tin nhắn thoại từ Trần Dạng.
Một lèo mười đoạn voice, đoạn nào cũng 60 giây:
"An Linh, bố em có bị điên không đấy? Sao ông ta lại dám đánh người?!"
"Tôi không cần mặt mũi nữa chắc? Em có biết bị ông ta sỉ nhục như vậy sẽ để lại tổn thương tâm lý nghiêm trọng cho tôi không?!"
"Em còn muốn sống tử tế với tôi nữa hay không đấy?!"
"..."
Tôi định tắt đi để về phòng nghe sau. Nhưng bố tôi đã ngăn lại. Ông đứng bên cạnh và nghe hết từ đầu đến cuối. Càng nghe, mặt ông càng tối lại như có bão dồn trong mắt.
Cuối cùng ông buông một câu, giọng lạnh đến rợn người:
"Ban đầu bố còn tưởng nó giống bố ngày xưa, đó là không biết những lời mắng mỏ có thể tổn thương con trẻ đến thế nào."
"Giờ thì rõ rồi. Nó biết đấy, rõ ràng nó đã biết hết."
Tôi nghe mà cũng nổi da gà.
Điều khiến tôi không thể tha, thứ nhất là Trần Dạng biết rõ lời nói có thể như l.ư.ỡ.i d.a.o găm vào tim con trẻ, nhưng vẫn cố tình dùng từng câu từng chữ để cứa sâu thêm.
Bố tôi, một người đàn ông thế hệ cũ ít học và quen lao lực. Từng nghĩ rằng cho con ăn no mặc ấm là đủ để gọi là tình thương.
Nhưng Trần Dạng thì không giống. Anh ta là người từng học đại học đàng hoàng. Vậy mà cuối cùng, tôi nhận ra không phải anh ta không hiểu.
Mà là tâm lý anh ta đã méo mó đến mức bệnh hoạn.
Bố mẹ chồng mất sớm nên không còn ai để anh ta trút giận, vậy là anh ta nhắm vào đứa trẻ vô tội— chính con ruột của mình!
Thật sự đáng sợ!
Bố tôi nghiến răng nói:
(Chỉ có súc vat mới đi reup truyện của page Nhân Sinh Như Mộng, truyện chỉ được up trên MonkeyD và page thôi nhé, ở chỗ khác là ăn cắp)
"Bố còn nể mặt, chỉ đuổi nó ra khỏi cửa là nhẹ đấy!"
"Tiểu Linh à, con cứ chờ xem! Bố nhất định phải dạy cho cái thằng đó một bài học nhớ đời!"
7.
Trần Dạng là kiểu người vừa sĩ diện vừa hay né tránh. Bị bố tôi vừa mắng vừa đá thẳng ra khỏi cửa, anh ta chắc chắn sẽ không dám vác mặt về nhà trong thời gian ngắn.
Giờ thì chỉ còn trông chờ tôi phải cúi đầu xin lỗi, dỗ dành anh ta quay về. Mà đã thế, thì tôi tất nhiên phải đi dỗ… cho đúng ý anh ta chứ còn gì nữa!
Vừa thấy tôi xuất hiện, Trần Dạng cũng chẳng hề bất ngờ. Trong đầu anh ta đã mặc định: vì gia đình cũng vì con cái, kiểu gì tôi cũng sẽ đến cầu xin anh ta trở về.
Khóe môi khẽ nhếch lên một nụ cười đắc thắng, còn tiện tay lật cho tôi một cái ánh mắt trắng dã.
Nhìn thấu tâm lý anh ta, tôi đi thẳng vào vấn đề: “Bố nói, chỉ cần anh chịu về nhà sống cho tử tế. Ông sẽ sang tên căn nhà này cho cả hai vợ chồng.”